Tại sao không nên ăn nhiều đường? Nếu ăn quá nhiều đường sẽ dẫn tới bệnh gì? Vì sao?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo chỉ cần bổ sung thêm khoảng 25 gam đường cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, theo Bộ Y Tế, người Việt Nam hiện dung nạp đường với lượng gấp đôi mức trên.

Mặc dù chúng ta biết rõ những món ngọt ngào như bánh kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường, nhưng đường cũng tiềm ẩn trong nhiều loại thực phẩm khác mà chúng ta có thể không ngờ tới. 

Ví dụ, bạn có biết rằng 1 muỗng canh tương cà chứa khoảng 4g đường, hay 1 muỗng canh bơ đậu phộng có thể chứa tới 8g đường?

Nhận biết những loại thực phẩm chứa nhiều đường

Tại sao không nên ăn nhiều đường?
Những loại thực phẩm chứa nhiều đường – Ảnh: Daria-Yakovleva – pixabay

Bất kỳ thành phần nào sau đây được liệt kê trên nhãn thực phẩm đều nên được xem như đường bổ sung: 

  • Đường trắng (đường sucrose hay còn gọi là đường ăn) 
  • Đường thô
  • Đường nâu
  • Đường mía
  • Mật rỉ đường 
  • Siro cây lá phong
  • Siro ngô hàm lượng cao fructose

Cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate bao gồm bánh mì trắng, khoai tây chiên, bột mì tinh chế, bánh quy, gạo trắng, ngũ cốc và mì ống cũng sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong cơ thể chúng ta. 

Ngoài ra, hầu hết các loại nước uống tăng lực thường chứa một lượng đường rất cao nhằm cung cấp tức thì năng lượng hoạt động cho cơ bắp.

Ngay cả những loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, chưa qua chế biến như siro cây phong hoặc mật ong – cũng có hàm lượng đường cao và nguy cơ tương tự cho sức khỏe.

Tại sao không nên ăn nhiều đường?

Mặc dù đường đóng vai trò cần thiết trong việc tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhưng hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên chúng ta không nên sử dụng quá nhiều đường.

Nếu ăn quá nhiều đường, chúng ta sẽ gặp những tác hại như:

Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim 

Tại sao không nên ăn nhiều đường?
Ăn quá nhiều đường sẽ dẫn tới bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim – Ảnh: Bru-nO – pixabay

Tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa đường có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim.

Soda, nước ép và trà ngọt chứa nhiều fructose, làm đẩy nhanh cơn đói và cảm giác thèm ăn. Chúng còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến leptin (hormone chi tiêu năng lượng), khiến chúng ta mất cân bằng giữa cảm giác đói và no và dễ tăng cân.  

Ngoài ra, đồ uống có đường làm tăng lượng mỡ nằm sâu trong khoang bụng. Điều này liên quan tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch và tiểu đường.

Thiếu chất crom 

Crom có nhiều trong thịt, hải sản và thực phẩm từ thực vật. Cơ thể chỉ cần một lượng crom rất nhỏ để kiểm soát đường huyết và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Tuy vậy, nếu ăn quá nhiều đường, cơ thể bạn sẽ tăng cường bài tiết crom và dẫn đến những dấu hiệu thiếu khoáng chất vi lượng này. 

Nhanh lão hoá 

Thực phẩm nhiều đường làm tăng tốc quá trình sản xuất AGEs, có nghĩa là các sản phẩm glycat hóa bền vững. 

Độc tố này tích lũy theo thời gian, phá hủy collagen và elastin, đều là những protein giúp da đàn hồi và duy trì vẻ trẻ trung.  

Do đó, càng sử dụng nhiều đường hàng ngày thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá. 

Sâu răng 

Tại sao không nên ăn nhiều đường?
Ăn quá nhiều đường dễ gây sâu răng – Ảnh: silviarita – pixabay

Đây là tác hại rất dễ nhận thấy khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường.

Khi đường bám vào răng, vi khuẩn trong miệng sẽ “ăn” đường rồi giải phóng các chất gây nguy hại cho răng.

Vì thế, ăn thực phẩm nhiều đường có khả năng gây sâu răng cao hơn so với các loại thức ăn lành mạnh. 

Mặt khác, bệnh răng lợi, chẳng hạn như nhiễm trùng lợi lặp đi lặp lại, cũng có thể thúc đẩy sự phát triển bệnh về động mạch vành. 

Dễ bị trầm cảm

Nếu như chế độ ăn uống khoa học giúp bạn nâng cao tinh thần, thì chế độ ăn dư thừa đường lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Lượng đường huyết tăng cao sau đó giảm đột ngột có thể dẫn đến việc kích thích các hoóc môn gây tình trạng cáu kỉnh, bực bội. 

Thêm vào đó, đường cũng có liên hệ với việc làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ càng lo lắng, căng thẳng hơn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy đường có khả năng khiến mất cân bằng một số hóa chất trong não. Điều này dẫn đến bệnh trầm cảm hoặc làm nặng thêm chứng bệnh tâm thần sẵn có.

Vì vậy, nhằm tránh những tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe tâm thần, những người có vấn đề tâm lý tốt nhất là nên giảm cơn thèm ngọt cũng như hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường khác.

Cản trở cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng 

Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magie và sắt. 

Nghịch lý là đối tượng có xu hướng hấp thụ nhiều đường nhất lại là trẻ em và thanh thiếu niên, những người cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. 

Tạm kết

Như vậy, nếu không kiểm soát tốt việc ăn uống, bạn có thể khiến cơ thể gặp phải nhiều tác hại xấu cho sức khỏe khi ăn quá nhiều đường. Hy vọng chúng ta đã biết được đáp án cho câu hỏi “Tại sao không nên ăn nhiều đường?” qua những chia sẻ trên.

Tại sao không nên ăn nhiều đường?
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận