Những xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ được nhắc đến trong bài viết này mang ý nghĩa quan trọng. Vì khi biết kết quả các xét nghiệm ấy, mẹ bầu vừa chủ động chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe thai kỳ, vừa có thể kịp thời phát hiện, phòng ngừa những biến chứng ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. 

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là điều bắt buộc khi mang thai trong 3 tháng đầu
Xét nghiệm máu là điều bắt buộc khi mang thai trong 3 tháng đầu (Ảnh: 200degrees – pixabay)

Không ít người thắc mắc xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Giải thích về vấn đề này thì đây là một trong những loại xét nghiệm quan trọng, để thai phụ có thể biết rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình và của em bé. 

Các mẹ bầu nên làm xét nghiệm này vào tuần thứ 10 của thai kỳ để biết liệu mình có mang bệnh di truyền có thể lây qua đường máu hay không.

Qua đó, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn biện pháp phòng tránh lây nhiễm kịp thời. 

Cụ thể, xét nghiệm máu gồm các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nhóm máu

A, B, AB, O là 4 nhóm máu chính ở người. 

Mỗi nhóm máu này lại tiếp tục có sự phân hệ Rh (1 loại protein đặc hiệu trên hồng cầu). Nếu có Rh thì gọi là Rh(D) dương hay Rh(D)+. Nếu không có Rh thì gọi là Rh(D) âm hay Rh(D)-.

Như vậy, xét nghiệm nhóm máu có thể cho ra một trong những kết quả sau:

  • Nhóm máu A+: có chứa kháng nguyên A và Rh
  • Nhóm máu A- : có chứa kháng nguyên A và không chứa Rh
  • Nhóm máu B+: có chứa kháng nguyên B và Rh
  • Nhóm máu B- : có chứa kháng nguyên B và không chứa Rh
  • Nhóm máu AB+: có chứa kháng nguyên A, B và Rh
  • Nhóm máu AB- : có chứa kháng nguyên A, B và không chứa Rh
  • Nhóm máu O+: không chứa kháng nguyên A hoặc B và có chứa Rh
  • Nhóm máu O-: không chứa kháng nguyên A, B hoặc Rh

Nếu kết quả xét nghiệm nhóm máu là Rh(D)- ở người mẹ và Rh(D)+ ở người bố, đứa con sinh ra từ cặp vợ chồng này có nguy cơ cao bị bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu có thể xác định được những vấn đề ở thai phụ như:

  • Thiếu máu (nhờ xác định số lượng hồng cầu)
  • Mắc bệnh nhiễm trùng (nhờ xác định số lượng bạch cầu)
  • Khả năng đông máu (nhờ xác định số lượng tiểu cầu)

Dựa vào các chỉ số quan trọng này, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên chính xác cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe của phụ nữ trong thai kỳ, cũng như sự chuẩn bị cho quá trình sinh nở sau này.

>> Xem thêm: 10 loại xét nghiệm kiểm tra cần thiết cho phụ nữ 

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua (Ảnh: voltamax – pixabay)

Một xét nghiệm khác mà bà bầu không được bỏ qua trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chính là xét nghiệm nước tiểu. 

Mục đích của xét nghiệm này là giúp phát hiện sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ. Để từ đó, mẹ bầu có những điều chỉnh kịp thời về chế độ ăn uống và phương hướng điều trị. 

Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm

Trong thời gian mang thai ba tháng đầu, người mẹ nên làm xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm để phát hiện những bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Ví dụ như bệnh giang mai, bệnh lậu, HIV, viêm gan B, Chlamydia,…

Bởi nếu đứa trẻ sinh ra từ người mẹ mắc những căn bệnh này qua đường sinh thường, có khả năng cao bé sẽ bị lây nhiễm từ mẹ qua dịch âm đạo, máu,…

Xét nghiệm rubella IgM và IgG

Thời gian thực hiện loại xét nghiệm này tốt nhất là khoảng 7-10 tuần của thai kỳ
Thời gian thực hiện loại xét nghiệm này tốt nhất là khoảng 7-10 tuần của thai kỳ (Ảnh: Elf-Moondance – pixabay)

Rubella là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan mà không ít phụ nữ mang thai mắc phải.

Nếu không may mẹ bầu bị nhiễm rubella, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất, thì thai nhi cũng có nguy cơ mắc rubella bẩm sinh. Hơn nữa, bé sau khi ra đời sẽ có nguy cơ mắc một số dị tật ở mắt, tim và não,…

Do đó, xét nghiệm rubella (IgM và IgG) cần thiết được thực hiện trên những thai phụ chưa từng tiêm vắc xin MMR (vắc xin chủng ngừa sởi, quai bị, rubella), và chưa từng mắc bệnh rubella trước khi có thai. 

Thời gian thực hiện loại xét nghiệm này tốt nhất là khoảng 7-10 tuần của thai kỳ. Mẹ bầu không nên tiến hành xét nghiệm khi tuổi thai trên 16 tuần, vì khó giải thích kết quả và lúc này thai cũng đã lớn.

Xét nghiệm Double Test

Xét nghiệm Double Test là xét nghiệm không xâm lấn, thường được thực hiện vào khoảng tuần 11 đến tuần 13 của quý I thai kỳ.

Xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng vì giúp sàng lọc, phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down, Patau (Trisomy 13) hoặc Edwards (Trisomy 18) ở thai nhi. Những bất thường này có thể gây ra tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thai nhi, thậm chí để lại hậu quả kéo dài cả cuộc đời đứa trẻ được sinh ra.

thông qua kết quả đo độ mờ da gáy khi siêu âm và xét nghiệm máu của người mẹ. 

Độ chính xác của xét nghiệm Double test đối với thai phụ có thể lên tới 80 – 90% và rất an toàn cho cả mẹ và bé.

Tuy vậy, xét nghiệm sẽ giảm độ chính xác nếu mẹ bầu mang thai đôi. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể dựa vào siêu âm hình thái để đưa ra chẩn đoán.

>> Xem thêm: Tìm hiểu những xét nghiệm sàng lọc trước sinh 

Mong rằng thông tin về những xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn đọc, nhất là các mẹ bầu.

Những xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận