10 loại xét nghiệm dưới đây được các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em nên thực hiện, nhằm phát hiện sớm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ở độ tuổi 20 đến khi trên 65 tuổi, phụ nữ không nên bỏ qua những xét nghiệm bao gồm:
Khám sức khỏe tổng quát
Bạn đừng quên khám sức khỏe hai lần trong độ tuổi 20 nhé!
Tại mỗi lần khám, bạn nên được kiểm tra về chiều cao, trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể (BMI).
Bạn cũng có thể hỏi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về chứng trầm cảm, sử dụng rượu và chất kích thích, hút thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục, tiêm chủng, v.v …
Kiểm tra cholesterol
Xét nghiệm này cần thiết cho phụ nữ từ 20 tuổi trở lên nhằm nhận biết nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên khám sàng lọc mức cholesterol và chất béo trung tính từ bốn đến sáu năm một lần.
Việc tầm soát cholesterol càng trở nên quan trọng khi phái đẹp bước vào tuổi 45, vì nguy cơ mắc bệnh tim tăng theo tuổi tác.
Xét nghiệm Pap smear (Phết tế bào cổ tử cung) và kiểm tra vùng chậu
Bất kể tiền sử tình dục, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm Pap smear 3 năm/lần, nhằm tìm ra các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ có thể cho phép bạn thực hiện ít xét nghiệm Pap smear hơn, sau ba lần xét nghiệm cho kết quả bình thường.
Khoảng thời gian làm xét nghiệm này cũng có thể được kéo dài ở những phụ nữ lớn tuổi đã xét nghiệm HPV âm tính.
Ngoài ra, phụ nữ cũng nên được tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), dựa trên yếu tố nguy cơ cá nhân và khuyến nghị về tuổi.
>> Xem thêm: Điểm danh 10 xét nghiệm thường quy phổ biến
Xét nghiệm HPV
HPV là loại virus gây u nhú ở người.
HPV được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến hàng đầu, gây ra ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh ung thư khác.
Xét nghiệm HPV thường được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm phiến đồ âm đạo.
Virus HPV khá phổ biến ở phụ nữ trẻ chưa đến 30 tuổi, nhưng loại xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi kết quả xét nghiệm PAP bất thường.
Phụ nữ trong độ tuổi 30-65 nên thực hiện xét nghiệm HPV 5 năm một lần.
Khám vú
Phụ nữ từ tuổi 40 cần khám vú định kỳ hàng năm.
Bác sĩ kiểm tra bằng phương pháp trực quan và thủ công, để tìm những khác biệt nếu có về kích thước hoặc hình dạng, phát ban, vết lõm và cục u, hay liệu núm vú có tiết ra chất lỏng bất thường không.
Ngoài ra, nếu bạn phát hiện bất cứ dấu hiệu đáng ngờ nào khi tự khám vú tại nhà, hãy báo cho bác sĩ biết.
Tầm soát ung thư vú
Xét nghiệm tầm soát ung thư vú bao gồm khám sức khỏe và chụp quang tuyến vú.
Nếu bạn có người thân bị ung thư vú, bác sĩ sẽ khám cho bạn để xem liệu bạn có nguy cơ mắc các loại ung thư vú nguy hiểm hay không.
Đó là loại ung thư liên quan với một số gen nhất định (BRCA1 hoặc BRCA 2).
Nếu có nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể được tư vấn di truyền hoặc xét nghiệm BRCA.
Xét nghiệm chẩn đoán cao huyết áp
Kiểm tra huyết áp cần được thực hiện nếu huyết áp của bạn trên 140/90, vì huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có bệnh tim và đột quỵ.
Hơn nữa, nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, bạn cũng nên tầm soát thêm bệnh tiểu đường.
Kiểm tra mật độ xương
Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên được tầm soát loãng xương bằng cách đo mật độ xương mỗi 2 năm/lần.
Người từng bị gãy xương nên đi kiểm tra mật độ xương trong thời kỳ mãn kinh.
Mặt khác, nếu dưới 65 tuổi và có nguy cơ cao bị loãng xương như lối sống ít vận động, mắc chứng rối loạn ăn uống, thì kiểm tra này cũng rất cần thiết.
Khi đo mật độ xương, tia X được sử dụng để đo số gam canxi và khoáng chất xương tại một đoạn xương
Kiểm tra tầm soát loãng xương này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.
>> Xem thêm: Vai trò của canxi đối với cơ thể
Sàng lọc phát hiện bệnh tiểu đường
Nếu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, kể từ tuổi 40, bạn cần tầm soát tiền tiểu đường và tiểu đường 3 năm/lần.
Trong trường hợp bạn có mức cholesterol cao hoặc huyết áp vượt trên 135/80, bác sĩ có thể kiểm tra liệu bạn có bị tiểu đường tuýp 2 hay không.
Một vài yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường là ít hoạt động thể chất, béo phì nặng,…
Chẩn đoán sa tạng chậu
Khoảng 1/3 phụ nữ bị ảnh hưởng của tình trạng sa cơ quan vùng chậu hoặc một tình trạng tương tự trong đời.
Sa tạng chậu có nghĩa là có một hoặc vài cơ quan vùng chậu – bàng quang, tử cung, âm đạo, ruột non, trực tràng – bị suy yếu, tụt ra khỏi vị trí giải phẫu bình thường.
Bệnh này có thể được phát hiện thông qua khám phụ khoa định kỳ.
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sa tạng vùng chậu có thể tiến triển nhanh và gây biến chứng nguy hiểm cho các chị em.
Mong rằng những thông tin về 10 loại xét nghiệm kiểm tra sức khỏe nói trên sẽ hữu ích cho phái đẹp!