Trong điều trị tiểu đường, xét nghiệm HbA1c giúp bác sĩ theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó, bác sĩ có cơ sở để lên phác đồ điều trị tối ưu nhất. Cùng TPH tìm hiểu chi tiết hơn về xét nghiệm HbA1c nhé!

Chỉ số HbA1c là gì?

HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm quyết định với bệnh nhân đái tháo đường. Chỉ số này phản ánh tình trạng glucose máu trong 3 tháng qua đã được kiểm soát tốt hay chưa. 

Từ kết quả đó, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch phác đồ điều trị kịp thời và cách phòng ngừa các biến chứng tiềm ẩn. 

HbA1c là loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose. Chỉ số này nói lên tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c có mặt trong hồng cầu, với chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi khắp cơ thể.

HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

Thông thường, HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

Chỉ số HbA1c tiết lộ gì về sức khỏe?

Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

Nếu HbA1c > 6.5%, điều này nói lên bạn đang kiểm soát đường huyết kém.

Nếu HbA1c < 6.5% nói lên bạn đang kiểm soát đường huyết tốt.

Một vài trường hợp có thể chấp nhận, giao động ở mức 6,5 – 7%. 

Nếu HbA1C > 7% báo động tình trạng kiểm soát glucose đang rất xấu.

Muốn kiểm soát HbA1c < 6.5%, chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn, chế độ tập luyện hằng ngày, chế độ dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà.

Xem thêm: Xét nghiệm nhóm máu hệ ABO và Rh: Bao lâu thì có kết quả?

Nếu HbA1c < 6.5% nói lên bạn đang kiểm soát đường huyết tốt.

Bao lâu thì nên làm xét nghiệm HbA1c?

Với những bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2, lời khuyên tốt nhất nên xét nghiệm chỉ số HbA1C 3 tháng/ 1 lần. Nếu điều kiện không cho phép thì có thể thực hiện tối thiểu 6 tháng/ 1 lần. 

Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhân để phòng ngừa tối đa các biến chứng của bệnh gây ra như biến chứng mạch máu và thần kinh.

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm HbA1c?

Khi được chỉ định làm xét nghiệm HbA1c, nhiều người thường thắc mắc là thực hiện xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn hay không. Câu trả lời là k

Bạn có thể xét nghiệm bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Lý do là xét nghiệm HbA1c không quyết định bởi các yếu tố như thức ăn, chế độ luyện tập thể dục hay các loại thuốc đang sử dụng. 

Cho nên, xét nghiệm HbA1c có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thậm chí ngay sau bữa ăn. 

Bạn có thể không cần phải ngừng uống thuốc điều trị đái tháo đường trước khi tiến hành xét nghiệm. Để chắc chắn, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ về vấn đề này.

Ngoài ra, bạn nên mặc áo thun tay ngắn để điều dưỡng/bác sĩ có thể dễ dàng lấy máu.

Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau thế nào?

Quá trình theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết tức thời ở thời điểm làm xét nghiệm.

Xét nghiệm này phản ánh góc nhìn tổng thể hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bệnh nhân trong 3 tháng vừa qua. Nhưng chỉ số HbA1C có ý nghĩa và giá trị hơn glucose máu đói tại 1 thời điểm.

Mong rằng bài viết của TPH đã giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan về xét nghiệm HbA1c. 

Theo dõi TPH để được cập nhật những thông tin, kiến thức hữu ích về xét nghiệm, sức khỏe và y tế nhé!

Xem thêm: Khám phá 10 thông số trong xét nghiệm nước tiểu

Tham khảo: Vinmec và Hellobacsi

Xét nghiệm HbA1c – tiết lộ gì về sức khỏe?
Tagged on:
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận