Xét nghiệm nước tiểu là các phân tích trên mẫu nước tiểu, giúp phát hiện một số bệnh, các rối loạn, nhiễm trùng hay kiểm tra tình trạng sức khỏe. Xét nghiệm này giúp chỉ định quan trọng giúp chẩn đoán các bệnh lý thông qua 10 thông số xét nghiệm nước tiểu.
Cùng TPH tìm hiểu cụ thể về 10 thông số nước tiểu nhé!!
Xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa thế nào?
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chúng ta theo dõi tình hình sức khỏe, phát hiện một số bệnh như: đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu mãn tính, bệnh thận… dựa nồng độ pH, hàm lượng đạm, đường, cetone và nitrite có trong nước tiểu.
Dưới đây là một vài ý nghĩa của việc xét nghiệm nước tiểu bạn cần biết:
Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Các bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nước tiểu như một phần của quá trình kiểm tra sức khỏe thông thường, kiểm tra trong thai kỳ hay các bước cần thiết chuẩn bị tiền phẫu thuật hoặc nhập viện, giúp sàng lọc một số rối loạn như đái tháo đường, bệnh thận hay bệnh gan.
Chẩn đoán tình trạng bệnh lý
Nếu bạn có các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, đi tiểu thường xuyên hay đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu hay các vấn đề tiết niệu khác thì việc tiến hành xét nghiệm nước tiểu là điều cần thiết.
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán ra nguyên nhân của các triệu chứng trên.
Theo dõi tình trạng bệnh lý
Nếu đã chẩn đoán mắc một số bệnh liên quan tới thận hay bệnh đường tiết niệu trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi tình trạng và làm căn cứ điều trị hiệu quả hơn.
Xem thêm: Tầm quan trọng của xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai
Các ý nghĩa quan trọng khác
Ngoài các yếu tố trên thì xét nghiệm nước tiểu giúp ích cho việc thử thai và sàng lọc thuốc dựa vào mẫu nước tiểu.
Chẳng hạn, khi thử thai, bác sĩ cần đo nồng độ của hormone hCG trong nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu cũng giúp đưa ra các kết luận chính xác với các đối tượng có sử dụng heroin hay không.
10 thông số nước tiểu quan trọng trong xét nghiệm
Dưới đây là 10 thông số xét nghiệm nước tiểu không thể bỏ qua.
1. Chỉ số SG (Specific Gravity) – tỷ trọng nước tiểu
Dựa vào trọng lượng riêng nước tiểu, xét nghiệm này cho biết tình trạng đậm đặc hay loãng của nước tiểu khi người bệnh uống nhiều nước hay thiếu nước.
Thông thường, chỉ số SG bình thường giao động ở 1.015 – 1.025.
Chỉ số SG giúp bác sĩ có căn cứ đánh giá các bệnh lý như viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, bệnh lý về gan, đái tháo đường…
2. Chỉ số LEU hay BLO (Leukocytes) – tế bào bạch cầu
Chỉ số này nói lên rằng trong nước tiểu của bạn có bạch cầu hay không. Với người bình thường, LEU là âm tính. Nếu bị nhiễm trùng đường niệu, tế bào bạch cầu sẽ xuất hiện trong nước tiểu.
Để xác định chính xác loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiểu, cần dựa trên kết quả cấy nước tiểu.
3. Chỉ số Nitrit (NIT) – hợp chất do vi khuẩn sinh ra
Chỉ số NIT ở người bình thường cho kết quả âm tính, bởi nó thể hiện gián tiếp sự có mặt của vi khuẩn đường niệu thông qua sản phẩm mà nó sinh ra.
4. Chỉ số pH – độ acid nước tiểu
Với người bình thường, chỉ số pH dùng để đánh giá tính acid – bazơ của nước tiểu giao động từ 4.6 – 8.
Nếu pH ≤ 4 cho thấy nước tiểu đang có tính acid cao. Nếu pH ≥ 9 thì cho thấy nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Nồng độ pH nước tiểu bất thường chỉ ra tình trạng nhiễm khuẩn thận, suy thận, nôn mửa, hẹp môn vị, tiểu đường, mất nước hay tiêu chảy,…
5. Chỉ số BLD (Blood) – hồng cầu niệu
Chỉ số BLD giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết bàng quang hay bướu thận, sỏi thận…
Chỉ số này cần kết hợp với các chỉ số khác để phát hiện chính xác tổn thương cơ quan gây xuất hiện máu trong nước tiểu như: thận, bàng quang, niệu đạo,…
6. Chỉ số PRO (Protein)
Thông thường, Protein không có mặt trong nước tiểu. Nếu xuất hiện, đó có thể là dấu hiệu bệnh lý ở thận, có thể gây nhiễm trùng đường tiểu hoặc bệnh lý gây chảy máu hòa vào nước tiểu.
Quan trọng hơn hết, chỉ số PRO thường được áp dụng với phụ nữ mang thai, cho thấy tình trạng: thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật, tăng huyết áp, thận có vấn đề, nhiễm trùng huyết,… hay không.
Nếu xét nghiệm có chỉ số PRO trong nước tiểu là albumin, cần cẩn thận trước nguy cơ thai phụ bị nhiễm độc thai nghén hoặc tiểu đường.
Xem thêm: Bệnh phẩm làm xét nghiệm vi sinh: Cách lấy và bảo quản
7. Chỉ số GLU (Glucose)
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ mới có chỉ số GLU trong nước tiểu.
Nếu bệnh nhân mắc bệnh lý ống thận, viêm tụy, chế độ ăn uống gây hại cũng sẽ xuất hiện Glucose trong nước tiểu.
Khi chẩn đoán tiểu đường hay các bệnh lý làm tăng GLU trong máu, cần kết hợp xem xét triệu chứng và theo dõi qua thời gian mới chẩn đoán chính xác.
8. Chỉ số ASC – cặn nước tiểu
Chỉ số này nói lên tình trạng cặn trong nước tiểu. Nếu chỉ số đạt khoảng 5 – 10mg/dL hoặc 0.28 – 0.56 mmol/L là bình thường.
Chỉ số ASC tăng trong các bệnh lý đường tiết niệu, viêm nhiễm thận, sỏi đường tiết niệu,…
9. Chỉ số KET (Keton)
Với người bình thường, chỉ số KET là 2.5 – 5mg/dL hoặc 0.25 – 0.5 mmol/L (ở phụ nữ mang thai chỉ số này thường không có hoặc thấp hơn bình thường).
Chỉ số KET tăng ở những bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt, nghiện bia rượu, nhịn ăn trong thời gian dài hay chế độ ăn ít carbohydrate.
Nếu thai phụ có mức KET bất thường, rất có thể là dấu hiệu đang thiếu dinh dưỡng, làm việc quá sức hoặc nghỉ ngơi không hợp lý.
10. Chỉ số UBG – Urobilinogen
UBG là sản phẩm thoái hóa của bilirubin. Chỉ số UBG bình thường không có trong nước tiểu.
Nếu có, đó là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm gan, xơ gan do virus, nhiễm khuẩn hoặc ở bệnh nhân suy tim xung huyết có vàng da.
Xem thêm: Phần mềm quản lý xét nghiệm LIS: TPH.LabIMS có tính năng gì?
Lời kết
Mong rằng với những chia sẻ của TPH về ý nghĩa 10 thông số trong xét nghiệm nước tiểu, độc giả sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của loại xét nghiệm này và có kế hoạch thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Tham khảo thêm: Hellobacsi và thaythuocvietnam