Xét nghiệm HPV được biết đến là phương pháp giúp phát hiện một loại virus gây u nhú ở người, có thể dẫn đến bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.

Để tìm hiểu cách xét nghiệm HPV ở nữ giới nói riêng và những thông tin hữu ích liên quan tới xét nghiệm HPV nói chung, mời các bạn theo dõi nội dung dưới đây.

HPV là gì?

HPV là gì?
HPV là gì? (Ảnh: vectorjuice – freepik)

HPV, viết tắt của Human Papillomavirus, là những virus nhỏ, thường lây truyền qua đường tình dục. 

Hiện có hơn 150 chủng HPV, và tần suất nhiễm các chủng khác biệt tùy theo mỗi vùng địa lý.

Trong đó, hơn 40 tuýp HPV liên quan đến các tổn thương đường sinh dục và hậu môn, được chia thành 2 nhóm chủ yếu:

Nhóm HPV nguy cơ gây ung thư thấp

  • Có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc thay đổi tế bào rất nhỏ ở cổ tử cung. 
  • Gồm các chủng HPV 6, 11, 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73 và 81. 
  • HPV type 6 và 11 có mặt trong gần 90% trường hợp bị sùi mào gà, hiếm khi phát triển thành ung thư.

Nhóm HPV nguy cơ gây ung thư cao

  • Liên quan đến tổn thương nội mô vảy cao, ung thư biểu mô xâm lấn.
  • Gồm các chủng HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68. 
  • HPV type 16 và type 18 là đáng lo ngại nhất, được tìm thấy trong hơn 70% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung.

Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ cao nhất là từ 30 đến 39 tuổi (chiếm 30%), thấp nhất là từ 20 đến 29 tuổi (14,6%).

Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV đều không thể hiện triệu chứng cụ thể. Đến khi triệu chứng rõ ràng thì ung thư đã phát triển ở giai đoạn nặng hơn. 

Chính vì vậy, việc xét nghiệm HPV giúp phát hiện và điều trị kịp thời cho người bệnh.

Xét nghiệm HPV là gì?

Xét nghiệm HPV là một xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, thường áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. 

Xét nghiệm này giúp phát hiện ra HPV 16 và HPV 18.

Xét nghiệm HPV bằng cách nào?

Xét nghiệm HPV bằng cách nào?
Xét nghiệm HPV bằng cách nào? (Ảnh: benzoix – freepik)

Tùy thuộc vào từng nhóm tuổi, bác sĩ có thể chỉ định một trong 2 phương pháp sau:

Phương pháp xét nghiệm Pap

Phương pháp này áp dụng cho phụ nữ từ 21 đến dưới 30 tuổi.

Thông qua xét nghiệm Pap Smear hay còn gọi là phết tế bào âm đạo – cổ tử cung, nếu kết quả cho thấy có sự hiện diện của các tế bào rỗng, thì người được làm xét nghiệm đã bị nhiễm HPV.

Phương pháp xét nghiệm HPV 

Phương pháp này được áp dụng với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. 

Xét nghiệm HPV giúp bác sĩ kiểm tra liệu người được làm xét nghiệm có mang virus gây ung thư cổ tử cung hay không. 

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp cả phương pháp xét nghiệm Pap để chẩn đoán chính xác hơn.

Những ai nên thực hiện xét nghiệm HPV?

Những ai nên thực hiện xét nghiệm HPV?
Những ai nên thực hiện xét nghiệm HPV?(Ảnh: vectorjuice – freepik)

Phụ nữ trong độ tuổi 21-29 nên làm xét nghiệm Pap theo lời khuyên của bác sĩ, còn xét nghiệm HPV là chưa cần thiết, trừ khi kết quả Pap bất thường.

Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên tiến hành xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cùng lúc.

Ngoài ra, phụ nữ đã tiêm vắc xin phòng HPV vẫn nên thực hiện theo các khuyến nghị sàng lọc dành cho nhóm tuổi của họ.

Thêm vào đó, dựa vào các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ có thể yêu cầu các chị em thực hiện xét nghiệm sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung thường xuyên hơn. 

Cần lưu ý rằng, việc xét nghiệm HPV nhiều lần ở phụ nữ dưới 30 tuổi là không được khuyến khích cũng như không mang lại nhiều lợi ích. 

Trên thực tế, tất cả những người đã quan hệ tình dục đều có thể nhiễm HPV. Và xấp xỉ 90% các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi sau 2 năm mà không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

>> Xem thêm: 10 loại xét nghiệm kiểm tra cần thiết cho phụ nữ 

Có thể xét nghiệm HPV ở nam giới hay không?

Hiện chưa có xét nghiệm nào có thể phát hiện HPV ở nam giới một cách đại trà. 

Các trường hợp nhiễm HPV ở nam giới được chẩn đoán thông qua việc khám bệnh khi có biểu hiện mụn cóc sinh dục. 

Nam giới cũng nên đi khám bác sĩ khi thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Cách xét nghiệm HPV ở nữ giới như thế nào?

Trước khi xét nghiệm HPV, bạn hãy chú ý những điều sau để có được kết quả chính xác nhất:

  • Không sử dụng thuốc đặt âm đạo, sản phẩm cho vùng kín hoặc quan hệ tình dục trước khi xét nghiệm 2 ngày.
  • Tránh đặt lịch khám vào thời điểm đang có kinh nguyệt. Tuy xét nghiệm vẫn thực hiện được trong khoảng thời gian này, nhưng kết quả sẽ không chuẩn xác bằng khi xét nghiệm trong ngày thường.
Cách xét nghiệm HPV ở nữ giới
Cách xét nghiệm HPV ở nữ giới (Ảnh: pressfoto – freepik)

Quy trình xét nghiệm HPV thường được tiến hành tuần tự theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị lấy mẫu

Bệnh nhân được yêu cầu nằm ngửa trên bàn, chân đặt ở vị trí bàn đạp hỗ trợ. Bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ nhỏ vào âm đạo để âm đạo được nới rộng ra. Việc này giúp bác sĩ dễ dàng quan sát tình trạng của cổ tử cung. 

Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm

Bác sĩ lấy mẫu tế bào cổ tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng có hình dạng giống chiếc bàn chải mềm (đối với xét nghiệm Pap) và lấy dịch ở ống cổ tử cung, âm đạo (đối với xét nghiệm HPV). 

Quá trình lấy mẫu sẽ không làm cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu hay đau đớn nào.

Bước 3: Đợi kết quả xét nghiệm

Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, bệnh nhân sẽ không gặp khó khăn gì khi đi lại và sinh hoạt. 

Quy trình lấy mẫu để tầm soát ung thư cổ tử cung không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn.

Nhiều người cũng thắc mắc “Xét nghiệm HPV bao lâu có kết quả?”. Về vấn đề này, bạn không cần phải sốt ruột, bởi vì bác sĩ sẽ thông báo cho bạn thời gian nhận phiếu kết quả, đồng thời tư vấn thêm nếu kết quả xét nghiệm dương tính.

Nên xét nghiệm HPV bao lâu 1 lần?

Bên cạnh việc tìm hiểu về xét nghiệm HPV là gì và quy trình xét nghiệm HPV ở nữ giới, việc nên xét nghiệm HPV bao lâu 1 lần cũng rất được quan tâm.

Tại các nước tiên tiến như Mỹ, Úc, phụ nữ đã xem tầm soát ung thư cổ tử cung là hoạt động quen thuộc từ khi 15 tuổi và lặp lại sau 2, 3 năm. 

Ở Việt Nam, nhiều chị em cũng đã chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung. Nếu bạn không có biểu hiện gì bất thường, xét nghiệm HPV 3 năm 1 lần là điều cần thiết.

Những thông tin về xét nghiệm HPV được TPH cung cấp ở trên chỉ có tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định thực hiện xét nghiệm HPV.

Cách xét nghiệm HPV ở nữ giới
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận