Lấy mẫu xét nghiệm có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán, điều trị chăm sóc bệnh nhân dựa vào kết quả bệnh phẩm. Cùng TPH tìm hiểu kĩ hơn về các vấn đề liên quan tới lấy mẫu xét nghiệm nhé!

Đây là quá trình lấy một lượng máu, dịch tiết, chất thải hay tổ chức mô của bệnh nhân đem đi phân tích, xét nghiệm để làm cơ sở cho bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Nguyên tắc lấy mẫu xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm chính xác phụ thuộc chủ yếu vào quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm. Do đó, phải tuân thủ nghiêm ngặt cách lấy cũng như quy trình xử lý bệnh phẩm.

Các bệnh phẩm thường được lấy từ bệnh nhân thường bao gồm: mẫu máu, dịch mũi, dịch tỵ hầu, dịch hầu họng, dịch rửa mũi, súc họng, dịch phế quản, dịch phế nang, đờm, dịch não tủy, dịch nội khí quản, dịch phết trực tràng, phân, tinh dịch, nước tiểu, nước bọt, nốt phỏng, mảnh sinh thiết da.

Dù là mẫu bệnh phẩm gì thì cần tuân thủ nguyên tắc chung là: Lấy trúng và lấy đủ.

Lấy mẫu xét nghiệm cần lấy trúng và lấy đủ.

Lấy trúng: Lấy bệnh phẩm ở đúng vùng tổn thương của người bệnh.

Lấy đủ: Lấy đủ thành phần, số lượng mẫu bệnh phẩm để phân tích, nghiên cứu.

Đối với bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh thì cần chú ý thêm các yếu tố sau:

Lấy bệnh phẩm đúng thời điểm.

Lấy bệnh phẩm trước khi dùng kháng sinh.

Đảm bảo vô trùng với những bệnh phẩm ở vị trí vô trùng.

Gửi bệnh phẩm đến khoa xét nghiệm càng sớm càng tốt, trong vòng 2 tiếng.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm của một số bệnh phẩm

a. Bệnh phẩm máu

Dụng cụ chứa mẫu, ống chứa mẫu sẽ khác nhau tùy theo mục đích xét nghiệm như xét nghiệm hóa sinh, huyết học hay cấy máu. 

Chẳng hạn, lấy máu xét nghiệm công thức máu thì cần dùng ống tím có chất chống đông là EDTA. Với xét nghiệm hóa sinh và miễn dịch vi sinh thì dùng ống chống đông Heparin. Đối với cấy máu tìm vi khuẩn thì cần lấy máu cho vào chai cấy máu chuyên biệt.

Ống chứa mẫu sẽ khác nhau tùy theo mục đích và loại xét nghiệm.

b. Lấy mẫu dịch tỵ hầu

Quá trình lấy dịch tỵ hầu thường trải qua 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Người bệnh ngồi yên, hơi ngửa mặt.

Bước 2: Người lấy mẫu bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau 70 độ, tay đỡ sau cổ bệnh nhân.

Bước 3: Tay còn lại đưa tăm bông nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay tăm bông đi nhẹ vào khoảng 1⁄2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía. Giữ tăm bông tại vị trí lấy mẫu dịch 5 giây để dịch thấm vào tăm bông.

Bước 4: Nhẹ nhàng xoay và rút tăm bông ra. Đặt que tăm bông đã thấm dịch vào trong tuýp chứa 3ml môi trường vận chuyển và đem đi bảo quản.

Xem thêm: Tầm quan trọng của xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai

c. Lấy mẫu nước tiểu

Bước 1: Người bệnh cần vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài bằng xà phòng, nước muối hoặc nước sạch trước khi lấy mẫu.

Bước 2: Dùng lọ để lấy nước tiểu và chỉ lấy nước tiểu vài giây sau khi bắt đầu. Bệnh nhân đi tiểu trực tiếp vào lọ nhựa, không chạm vào bên trong hoặc vành lọ.

Bước 3: Nhân viên y tế dán nhãn lọ đựng nước tiểu và chuyển tới phòng xét nghiệm.

Quy trình bảo quản sau khi lấy mẫu xét nghiệm

Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, chúng cần được bảo quản đúng quy trình để đảm bảo chất lượng mẫu. Với từng loại bệnh phẩm sẽ có quy trình bảo quản khác nhau. 

Bệnh phẩm tế bào phết lam phải được để khô hoàn toàn, tránh ẩm mốc, bám bẩn vào lam kính, nhất là mặt lam có bệnh phẩm. 

Dùng hộp inox có rãnh để cố định 2 đầu lam kính, tránh rơi vỡ, va đập khi vận chuyển. Lam kính và lọ đựng bệnh phẩm cần dán đúng mã, ghi đầy đủ thông tin.

Cần phân loại, dán ống mẫu để dễ quản lý.

Bệnh phẩm dịch cần được đựng trong lọ chống va đập, có nắp đậy để tránh tràn đổ và thất lạc bệnh phẩm.

Trước khi lấy mẫu cần chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu phù hợp, xác nhận và điền đầy đủ thông tin bệnh nhân.

Người lấy mẫu cần sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân (găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ..v.v.) phù hợp

Rửa/sát khuẩn tay trước và sau khi lấy mẫu (tiếp xúc với bệnh phẩm).

Được đào tạo/ tập huấn kỹ năng lấy mẫu chuyên nghiệp, thành thục.

Thực hiện đúng quy trình lấy mẫu theo quy định. (tùy từng bệnh phẩm)

Thu dọn và xử lý dụng cụ đúng quy định.

Đảm bảo an toàn cho người được lấy mẫu bằng cách: sử dụng dụng cụ lấy mẫu dùng 01 lần, khử trùng dụng cụ trước khi lấy mẫu bệnh phẩm, sát khuẩn trước dụng cụ bằng cồn và lấy mẫu ở khu vực riêng biệt, riêng tư, đảm bảo sạch sẽ.

Xem thêm: Khám phá 10 thông số trong xét nghiệm nước tiểu

TPH tin rằng với những thông tin đã chia sẻ, bạn đã nắm rõ hơn về nguyên tắc, quy trình và việc bảo quản khi lấy mẫu xét nghiệm.

Tham khảo thêm từ Vinmec

Lấy mẫu xét nghiệm – không phải ai cũng biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *