Ai đang làm trong y tế hẳn sẽ quen với 4 thuật ngữ này: EMR, EHR, PHR, PMS. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ bản chất và lợi ích mang lại. Cùng TPH tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau nhé!

EMR – Hồ sơ bệnh án điện tử

EMR là cụm từ viết tắt của Electronic Medical Record (Hồ sơ bệnh án điện tử)

EMR được áp dụng trong cơ sở y tế cụ thể như bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa. 

EMR bao gồm thông tin đã được tổng hợp, làm cơ sở để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Thông tin này được ghi lại để chỉ sử dụng nội bộ.

Khi sử dụng EMR, có một vài lợi ích sau:

  • Thay thế cho hồ sơ bệnh án giấy.
  • Cho phép bệnh viện theo dõi liên tục thông tin dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian.
  • Giúp nhanh chóng xác định thông tin bệnh nhân khi cần thiết như tra cứu, tái khám…

Với bệnh nhân, họ không có quyền truy cập vào EMR của họ. Nếu cần thiết, họ sẽ có được một phiên bản in để chia sẻ với các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác.

Đó có thể là một phần hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân, giới hạn ở thông tin được thu thập từ bệnh viện, phòng khám hoặc phòng mạch bác sĩ đó tham khảo.

EHR – Hồ sơ sức khỏe điện tử

Đây là cụm từ viết tắt của Electronic Health Record (Hồ sơ sức khỏe điện tử)

EHR khá tương đồng với EMR. Điểm khác là EHR chứa thông tin bệnh nhân vượt xa giới hạn trong một cơ sở y tế. 

EHR là một bộ sưu tập dữ liệu sức khoẻ của cá nhân, thu thập từ tất cả các bác sĩ tham gia chăm sóc bệnh nhân tại nhiều cơ sở y tế khác nhau.

Hồ sơ sức khỏe toàn diện này có thể được chia sẻ với các cơ sở y tế khác nhau.

Hồ sơ sức khỏe toàn diện này có thể được chia sẻ với các cơ sở y tế khác nhau. Điều này là do nó được tạo ra bởi chính các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác nhau. Như vậy, thông tin sẽ toàn diện, đầy đủ, giá trị tham khảo nhiều hơn trong chẩn đoán và điều trị so với EMR.

Xem thêm: Xét nghiệm CRP thường được chỉ định khi nào?

Lợi ích của EHR mang lại là:

  • Thông tin chẩn đoán, điều trị của một bệnh nhân giữa các cơ sở y tế với nhau được chia sẻ, dễ dàng tiếp cận.
  • Bệnh nhân tham gia tích cực hơn vào việc chăm sóc của họ khi được xem hồ sơ sức khỏe của mình.
  • Cho phép giám sát sức khỏe liên tục bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác nhau.
  • Không cần dùng giấy tờ để lưu trữ thông tin hồ sơ.

PHR – Hồ sơ sức khỏe cá nhân

PHR là cụm từ viết tắt của Personal Health Record (Hồ sơ sức khỏe cá nhân)

PHR do chính bệnh nhân quản lý. Điều này giúp bệnh nhân nắm mọi thông tin về dị ứng, thuốc men, điều trị, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh gia đình…

PHR được thiết lập bởi nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc bản thân bệnh nhân.

Bệnh nhân sẽ được trao quyền nhiều hơn để đưa ra quyết định về sức khỏe của mình dựa vào các thông tin liên quan.

Giống như EHR, bệnh nhân cũng có thể chia sẻ thông tin này với bác sĩ của họ khi cần. Thông tin ở đây thường là sự kết hợp thông tin lâm sàng từ các lần khám bác sĩ, kết quả sức khỏe, xét nghiệm và dữ liệu từ việc họ theo dõi từ thiết bị theo dõi tại nhà hoặc các thiết bị y tế đeo trên người.

Bệnh nhân được trao quyền nhiều hơn để đưa ra quyết định về sức khỏe của mình.

Lợi ích của PHR mang lại, đó là:

  • Dữ liệu trong PHR cung cấp cho bác sĩ nắm rõ toàn diện về sức khỏe của bệnh nhân. Đó có thể là chi tiết về lịch sử y tế gia đình và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Cho phép chăm sóc tại nhà hiệu quả hơn và theo dõi từ xa vì bệnh nhân chủ động cung cấp thông tin cập nhật cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc của họ.
  • Cho phép bác sĩ của bệnh nhân làm việc cùng nhau như một nhóm, giúp giảm thiểu các biến chứng.
  • Thông tin trong PHR được xem như là sự kết hợp dữ liệu sức khỏe do bệnh nhân tạo ra với EHR.

PMS – Phần mềm Quản lý Phòng khám

PMS hay MPMS là viết tắt của Medical Practice Management Software (Phần mềm Quản lý Phòng khám). Với xu thế phát triển và nhu cầu thực tế, PMS ngày càng được ứng dụng rộng rãi và thể hiện được vai trò của nó. 

PMS có những lợi ích nổi bật như:

  • Xử lý tất cả các công việc liên quan trong phòng khám như quản lý lịch hẹn, quản lý khám chữa bệnh, quản lý thuốc & vật tư, và quản lý tài chính phòng khám.
  • Quản lý đặt lịch hẹn với bệnh nhân, xử lý kê toa, lập hóa đơn, và tạo báo cáo & thống kê. 
  • Cải thiện và nâng cao hiệu suất phòng khám; cho phép bác sĩ chủ phòng khám, đội ngũ y bác sĩ và các nhân viên khác tập trung vào chuyên môn nhiều hơn…
PMS hay MPMS là Phần mềm Quản lý Phòng khám.

Đánh giá chung về dữ liệu sức khỏe điện tử

Ngày nay, hầu hết các cơ sở y tế đã áp dụng xây dựng hệ thống EMR để lưu trữ và quản lý dữ liệu bệnh nhân. 

Hệ thống EHR cũng đang được triển khai ở nhiều bệnh viện lớn nhỏ. Điều này giúp bệnh nhân chủ động theo dõi sức khoẻ của chính mình. EHR còn góp phần minh bạch và bổ khuyết cho EMR. Các chỉ định và quyết định chính xác hơn do có sự tham khảo bệnh sử và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Hệ thống PHR giúp đảm bảo sử dụng dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân có ý nghĩa, bổ sung của sự tham gia của bệnh nhân vì dữ liệu y tế được quản lý và sở hữu bởi họ. 

PHR giúp bác sĩ đánh giá chính xác và hiểu rõ hơn về sức khỏe của bệnh nhân.

Như vậy, để EHR trở thành hiện thực và phát huy tác dụng thì các cơ sở y tế phải xây dựng EMR, điều quan trọng là EMR cần có dữ liệu đầu ra có cùng ngôn ngữ số chung để có thể tích hợp EHR, thống nhất các chuẩn dữ liệu theo DICOM và HL7.  

Với quy chuẩn này, mạng y tế cho phép các mỗi bệnh nhân có một bản ghi đầy đủ với toàn bộ các hồ sơ bệnh lý, các tiền sử bệnh lý, các chống chỉ định thuốc… 

Điều này cho phép các bệnh viện khác nhau có đầy đủ cơ sở khoa học để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu các chi phí không cần thiết cho bệnh nhân.

Xem thêm: Phần mềm quản lý bệnh viện – người hùng thầm lặng

Mong rằng bài viết của TPH đã giúp bạn làm rõ về các thuật ngữ EMR, EHR, PHR, PMS và những lợi ích mang lại.

Tham khảo thêm từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh

EMR, EHR, PHR, PMS – 4 ẩn số thú vị
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận