Xét nghiệm điện giải đồ là gì? Kết quả xét nghiệm điện giải đồ nói lên điều gì? Bài viết này của TPH sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Chất điện giải là gì?

Xét nghiệm điện giải đồ là gì
Chất điện giải là gì? – Ảnh: Memed_Nurrohmad – pixabay

Những khoáng chất và chất dịch mang điện tích, tồn tại dưới dạng muối không tan trong mô cơ thể, máu và nước tiểu được gọi là chất điện giải (Natri, Kali, Clo).

Chất điện giải đóng vai trò thiết yếu, bởi chúng mang xung điện (xung thần kinh, có thắt cơ) trên chính chúng đến các tế bào khác, và các tế bào (nhất là tế bào thần kinh, tim và cơ) sử dụng những vi chất này để duy trì điện áp trên màng tế bào.

Xét nghiệm điện giải đồ là gì?

Xét nghiệm điện giải đồ là xét nghiệm định lượng nồng độ các ion điện giải hiện diện trong cơ thể. 

Từ những chỉ số này, chúng ta biết được mức độ điện giải của cơ thể đang ở mức bình thường hay bất bình thường, tình trạng sức khỏe như thế nào.

Kết quả xét nghiệm điện giải đồ góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân bị rối loạn điện giải và các bệnh lý liên quan khác.

Khi nào cần làm xét nghiệm điện giải đồ?

Xét nghiệm điện giải đồ là gì
Xét nghiệm điện giải đồ là gì và khi nào cần thực hiện? – Ảnh: Sozavisimost – pixabay

Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm điện giải đồ khi bệnh nhân có những dấu hiệu của tình trạng rối loạn điện giải như: tim đập bất thường, hoa mắt chóng mặt, mất nước, tuần hoàn máu kém,…

Đối với bệnh nhân đã biết bệnh lý từ trước, xét nghiệm điện giải đồ được chỉ định kết hợp để đánh giá bệnh cấp tính hay mạn tính, hoặc tác dụng của các thuốc điều trị.

Từ những chỉ số định lượng cụ thể các chất điện giải của xét nghiệm điện giải đồ, bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng của người bệnh để điều trị.

Thêm vào đó, loại xét nghiệm này cũng có thể được chỉ định trong theo dõi điều trị một số bệnh lý như tăng huyết áp, suy tim, bệnh về gan, thận,…

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm điện giải đồ

Kết quả xét nghiệm điện giải đồ bình thường

  • Nồng độ Natri trong máu nằm trong khoảng 135-145 mmol/l
  • Nồng độ Kali trong máu nằm trong khoảng 3,5-5 mmol/l
  • Nồng độ Clo trong máu nằm trong khoảng 90-110 mmol/l

Mọi kết quả xét nghiệm điện giải đồ cao hoặc thấp hơn mức bình thường đều phản ánh tình trạng sức khỏe đang có vấn đề. 

Kết quả xét nghiệm điện giải đồ bất thường

Tăng Na+ trong máu

Nồng độ Natri máu tăng cao thường là do sự mất cân bằng giữa lượng nước vào cơ thể và lượng nước bị đào thải khỏi cơ thể.

Tình trạng này kèm theo tăng áp lực thẩm thấu và ở người già, các triệu chứng thường kín đáo.

Tăng Na+ trong máu gây mất nước trong tế bào, cơ thể bị phù, tăng huyết áp. 

Các triệu chứng bao gồm da nhão, khát, sút cân, thiểu niệu, tim đập nhanh hoặc nặng hơn là sốt, thở sâu và nhanh, mê sảng, hôn mê,…

Giảm Na+ trong máu

Xét nghiệm điện giải đồ là gì
Chỉ số Na+ trong máu thấp là do những nguyên nhân gì? – Ảnh: Peggy_Marco – pixabay

Các nguyên nhân thường gây giảm Na+ trong máu là:

Áp lực thẩm thấu huyết tương lớn hơn 290 mOsmol/l: 

Tăng đường máu, truyền dịch ưu trương (mannitol).

Áp lực thẩm thấu huyết tương từ 280 đến 290 mOsmol/l: 

Giả hạ natri máu (tăng protein máu, tăng lipid máu).

Áp lực thẩm thấu huyết tương dưới mức 280mOsmol/l:
Hạ natri máu kèm theo tăng thể tích ngoài tế bào: 

Hạ natri máu kèm theo ứ muối và ứ nước toàn thể (Kèm theo phù, protein máu giảm, hematocrit giảm) hay gặp trong hội chứng thận hư, suy tim ứ huyết, suy gan, xơ gan cổ trướng.

Hạ natri máu và thể tích ngoài tế bào bình thường: 

Hạ natri máu do pha loãng, kèm theo có natri niệu bình thường, protein máu và hematocrit giảm nhẹ, hay gặp trong hội chứng cận ung thư, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não, hội chứng tiết ADH không thỏa đáng (tiết quá mức), suy hô hấp, do dùng một số loại thuốc hoặc uống quá nhiều bia, nước,…

Hạ natri máu kèm theo giảm thể tích ngoài tế bào: 

Những dấu hiệu lâm sàng kèm theo là mất nước ngoài tế bào, protein máu và hematocrit đều tăng.

Xét nghiệm nồng độ Na niệu > 20mmol/l:  

Na+ mất qua thận, thường là do dùng lợi tiểu, suy thượng thận, bệnh thận gây mất muối, giai đoạn đái nhiều của hoại tử ống thận cấp (ATN), suy thận thể còn nước tiểu, sau giải quyết tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh thận kẽ, hội chứng mất muối não.

Xét nghiệm nồng độ Na niệu < 15 mmol/l:

Na+ mất ngoài thận, nguyên nhân thường là do mất qua da (mồ hôi, bỏng), mất qua tiêu hoá (nôn, tiêu chảy, rò tiêu hoá, mất vào khoang thứ ba), bị chấn thương.

Giảm Na+ trong máu dẫn tới nhược trương dịch gian bào, nước tràn vào tế bào. Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ngất, hoa mắt, phù, khát nước, nhịp tim nhanh, khô niêm mạc, phù não, thiểu niệu, suy thận, sốc và hôn mê,…

Tăng K+ trong máu

Xét nghiệm điện giải đồ là gì
Rối loạn Kali máu cho thấy nhiều vấn đề sức khỏe – Ảnh: ShabdBeej – pixabay

Các yếu tố sau có thể là nguyên nhân làm tăng K+ trong máu:

  • Nhiễm toan
  • Tan máu
  • Suy thận
  • Suy vỏ thượng thận
  • Sốc phản vệ, bỏng nặng, chấn thương nặng, tiêu cơ vân,…

Bệnh nhân bị tăng K+ trong máu có triệu chứng mệt mỏi, chướng bụng, tiêu chảy, liệt mềm, nhịp tim chậm, ngừng tim,…

Giảm K+ trong máu

Các yếu tố được liệt kê bên dưới có thể là nguyên nhân gây giảm K+ trong máu:

  • Hấp thu kém
  • Nhịn đói
  • Nghiện rượu
  • Điều trị bằng cortisol, thuốc lợi tiểu kéo dài, truyền dịch kéo dài
  • Nôn mửa, tiêu chảy
  • Bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal

Bệnh nhân bị giảm K+ trong máu có triệu chứng như mệt, phản xạ kém, tiểu tiện đêm, yếu cơ, liệt mềm,…

Tăng Cl- trong máu

Các nguyên nhân có thể khiến tăng nồng độ Cl- trong máu bao gồm: Đái tháo nhạt, mất nước nặng, ưu năng vỏ thượng thận, tăng áp lực thẩm thấu trong đái tháo đường, hội chứng Cushing,…

Những triệu chứng lâm sàng khi người bệnh tăng Cl- máu là mệt lả, yếu cơ, thở nhanh và sâu.

Giảm Cl- trong máu

Các nguyên nhân chủ yếu gây giảm Cl- trong máu có thể là: Ăn nhạt, mất muối, thiểu năng vỏ thượng thận, suy tim ứ huyết,…

Người bệnh bị giảm Cl- máu có các dấu hiệu như tăng trương lực cơ, thở nông, co cứng cơ.

Bên cạnh 3 chỉ số nồng độ Na+, K+ và Cl-, lượng HCO3- (bicarbonat) và tổng lượng CO2 cũng có thể được dùng phân tích để chẩn đoán và điều trị bệnh. 

Mong rằng nội dung trên của TPH đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Xét nghiệm điện giải đồ là gì?” rồi nhé!

Xét nghiệm điện giải đồ là gì?
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận