Những thông số trong kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng TPH tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.

Miễn dịch học (immunology) là gì?

Miễn dịch học (immunology) là gì?
Miễn dịch học (immunology) là gì? (Ảnh: phonlamaistudio – freepik)

Theo Hiệp hội Miễn dịch học Anh (BSI), miễn dịch học là nghiên cứu về hệ thống miễn dịch và là một ngành rất quan trọng của khoa học y tế và sinh học. 

Hệ miễn dịch bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm trùng thông qua các tuyến phòng thủ khác nhau. 

Nếu hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, nó có thể dẫn đến một số bệnh lý, chẳng hạn như tự miễn dịch, dị ứng và ung thư.

Xét nghiệm miễn dịch immunology là gì?

Xét nghiệm miễn dịch là phương pháp phân tích sinh học mang tính chọn lọc cao.

Về cơ bản, xét nghiệm này đo lường sự hiện diện hoặc nồng độ của chất cần được phân tích thông qua việc sử dụng kháng thể hoặc kháng nguyên.

Phản ứng của kháng thể và kháng nguyên được gọi là phản ứng đặc hiệu, và Bác sĩ dựa vào kết quả này để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch như thế nào?

Các chỉ số bạn có thể thấy trong kết quả xét nghiệm miễn dịch là:

Xét nghiệm định lượng IgE 

Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology
Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology (Ảnh: starline – freepik)

Xét nghiệm này có thể được sử dụng để sàng lọc và phát hiện các bệnh dị ứng. 

Chỉ số cho phép: 0,35 IU/ml.

Chỉ số IgE trong máu ≥ 0,35 IU/ml nghĩa là bệnh nhân bị dị ứng với 1 chất cụ thể. 

Ngược lại, chỉ số IgE trong máu < 0,35 IU/ml nghĩa là bệnh nhân không dị ứng với chất được nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng.

Xem thêm: Xét nghiệm miễn dịch: 3 điều cần biết

Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số tự động

Ý nghĩa của 10 thông số trong tổng phân tích nước tiểu như sau:

LEU (Leukocytes) 

Đây là tế bào bạch cầu có trong nước tiểu với tiêu chuẩn 10-25 LEU/UL.

Chỉ số LEU giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu.

Chỉ số này tăng lên là dấu hiệu của viêm đường niệu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. 

NIT (Nitrit)

Chỉ số NIT giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

Trị số bình thường âm tính, và chỉ số cho phép là 0.05-0.1 mg/dL.

UBG (Urobilinogen)

Chỉ số UBG cho phép trong nước tiểu là 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L.

Urobilinogen là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin.

Sự hiện diện của urobilinogen trong nước tiểu giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, suy tim xung huyết có vàng da.

Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology
Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology (Ảnh: vectorjuice – freepik)

BIL (Bilirubin)

Chỉ số thể hiện nồng độ Bilirubin cho phép trong nước tiểu từ 0.4-0.8 mg/dL; 6.8-13.6 mmol/L.

Bilirubin xuất hiện trong nước tiểu đồng nghĩa với việc gan đang bị tổn thương, hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

PRO (Protein)

Chỉ số cho phép của độ đạm trong nước tiểu là 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. 

Trị số của PRO dương tính là dấu hiệu cho thấy có tổn thương ở thận.

Lượng protein nhiều trong nước tiểu vào cuối thai kỳ thể hiện nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật và nhiễm độc huyết. 

Ngoài ra, nếu phát hiện chất albumin trong nước tiểu, thai phụ cũng sẽ có khả năng bị nhiễm độc thai nghén hoặc tiểu đường.

Chỉ số pH

Chỉ số pH được dùng để kiểm tra độ axit của nước tiểu. Cụ thể:

  • pH=4: nước tiểu có tính axit mạnh 
  • pH=7: trung tính 
  • pH=9: nước tiểu có tính bazơ mạnh

Độ pH tăng cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa; giảm khi nhiễm ceton do tiểu đường hay tiêu chảy mất nước.

BLD (Blood)

Blood – Tế bào hồng cầu giúp phát hiện sự nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.

Chỉ số BLD cho phép là 0.015-0.062 mg/dL; 5-10 Ery/ UL.

Chỉ số này tăng cao là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Có thể làm xuất hiện máu trong nước tiểu.

SG (Specific Gravity)

Đây là chỉ số giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (uống quá nhiều nước hay thiếu nước).

Chỉ số SG bình thường là 1.015-1.025.

Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology
Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology (Ảnh: freepik)

KET (Ketone)

Chỉ số cho phép của KET là 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.

Qua chỉ số này, có thể chẩn đoán liệu thai phụ và thai nhi có bị thiếu dinh dưỡng, mắc chứng tiểu đường, hoặc nhiễm trùng đường tiểu không.

Glu (Glucose)

Trong trường hợp đường huyết trong máu tăng cao (hay nói cách khác là đái tháo đường không kiểm soát), đường sẽ thoát ra nước tiểu. 

Hơn nữa, nếu thận bị tổn thương hoặc có bệnh lý, glucose cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu.

Xem thêm: Tìm hiểu một loại xét nghiệm miễn dịch huyết học – Xét nghiệm Coombs

Xét nghiệm protein niệu 24 giờ

Đối với xét nghiệm nước tiểu 24 giờ, chỉ số nằm trong mức cho phép là 0.05-0.08 g/24h (ở trạng thái nghỉ ngơi) và < 0.3 g/24h (ở trạng thái luyện tập, lao động nặng).

Thông số xét nghiệm protein niệu 24 giờ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu.

Lượng protein niệu xuất hiện không thường xuyên sẽ gặp trong các trường hợp như:

  • Lao động quá sức
  • Sốt cao
  • Suy tim phải
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thêm vào đó, nếu trong 3 tháng cuối của thai phụ xuất hiện protein niệu và tăng huyết áp, phù, phải đặc biệt chú ý vì có nguy cơ nhiễm độc thai nghén.

Xét nghiệm nồng độ AFP

Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology
Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology (Ảnh: cornecoba – freepik)

Chỉ số cho phép của AFP từ 0-8 ng/mL.

Khi nồng độ AFP tăng tới mức 500-1000 ng/ml trở lên, có thể là dấu hiệu mắc các loại bệnh như ung thư, xơ gan, viêm gan hoặc tổn thương gan đang lành.

Xét nghiệm máu định lượng CA 72-4 cancer antigen

Chỉ số cho phép của nồng độ CA 72-4 trong máu bệnh nhân là thấp hơn 6,9 μg/ml. 

Với người hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích, nồng độ CA 72-4 có thể tăng nhẹ.

Chỉ số CA 72-4 tăng thường gặp ở các bệnh như:

  • Viêm tụy (3%)
  • Xơ gan (4%)
  • Bệnh phổi (17-19%)
  • Bệnh khớp (21%)
  • Bệnh phần phụ (0-10%)
  • Bệnh buồng trứng lành tính (3-4%),… 

Nếu kết hợp chỉ số xét nghiệm CA 72-4 với một số chỉ số như CEA hoặc CA 19-9 tăng (CEA bình thường < 5 ng/ml, CA19-9 < 37 U/ml), thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày cũng tăng lên đáng kể.

Xét nghiệm CA 125 (Carcinoma antigen)

Chỉ số cho phép của nồng độ CA 125 là dưới 35 U/ml.

Nồng độ CA 15 tăng có thể là dấu hiệu cho biết người bệnh đang gặp các bệnh rối loạn ác tính, bao gồm ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư đại tràng,… hoặc các rối loạn lành tính như mang thai, xơ gan, bệnh sưng màng bụng, lạc nội mạc tử cung, viêm tụy,v.v…

Xem thêm: 10 loại xét nghiệm kiểm tra cần thiết cho phụ nữ 

Xét nghiệm định lượng NT-proBNP

Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology
Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology (Ảnh: pikisuperstar – freepik)

Chỉ số bình thường trong xét nghiệm NT-proBNP sẽ phụ thuộc vào độ tuổi.

Chẳng hạn: 

  • Dưới 50 tuổi: Chỉ số bình thường là 50 pg/mL 
  • 50-75 tuổi: 75-100 pg/mL 
  • Trên 75 tuổi: 250-300 pg/mL

Một điểm cắt chung cho cả hai giới là 125 pg/mL.

Nồng độ proBNP có thể tăng trong một vài bệnh lý, hội chứng, có thể kể đến như:

Khó thở cấp/suy tim cấp: Các điểm cắt tối ưu của NT-proBNP đối với cả 3 độ tuổi dưới 50, 50-75 và trên 75 lần lượt là 450, 900 và 1800 pg/mL. 

Suy tim mạn: Nguy cơ tiên lượng nặng khi NT-proBNP lớn hơn 1000 pg/mL. 

Thiếu máu cục bộ cơ tim (ổn định và không ổn định): Nồng độ NT-proBNP tăng thường kéo dài trên 250 pg/mL dự báo tiên lượng xấu.

Bệnh thận: Có sự gia tăng NT-proBNP huyết tương ở bệnh thận mạn tính. 

Chỉ số định lượng NT-proBNP có thể tăng ở một số bệnh lý không phải suy tim, gồm cơ tim, van tim, rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu,… 

Xét nghiệm kháng thể IgG

Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology
Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology (Ảnh: pch-vector – freepik)

Xét nghiệm này đem lại tác dụng hỗ trợ chẩn đoán tình trạng miễn dịch của người với một mầm bệnh cụ thể.  

Mức độ dương tính: > 10 IU/mL. Kết quả xét nghiệm IgG rubella dương tính là tốt, vì có nghĩa là miễn dịch với rubella và không bị nhiễm trùng.

Mức độ âm tính: < 7 kháng thể IgG/mL IgG và < 0,9 kháng thể IgM. Trường hợp này thì không miễn dịch với rubella. 

Xét nghiệm IgM

Những chỉ số IgM và IgG thường được kết hợp nhằm chẩn đoán, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. 

Có các trường hợp kết quả xét nghiệm sau:

IgM âm tính và IgG dương tính 

Bệnh nhân đã từng nhiễm rubella trước khi thực hiện xét nghiệm tối thiểu là trong 10 tuần và đã có kháng thể IgG bảo vệ.

IgM dương tính, IgG âm tính 

Trường hợp này người bệnh mới nhiễm virus rubella, nên chỉ có kháng thể IgM đáp ứng được.

Cả IgM và IgG đều dương tính 

Có khả năng là dương tính giả vì thai phụ mới bị nhiễm siêu vi.

Cả IgM và IgG đều âm tính 

Có thể thai phụ chưa từng bị nhiễm rubella và có nguy cơ sẽ mắc rubella.

Xét nghiệm định lượng Beta – hCG

Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology
Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology (Ảnh: shutterphu – freepik)

Cơ thể phụ nữ mang thai sinh ra một loại hormone đó là hCG.

Vì vậy, Beta – hCG được kiểm tra thông qua xét nghiệm máu/nước tiểu của mẹ bầu, để đánh giá tình trạng và tiên lượng của thai. 

  • Nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL: Âm tính đối với thai kỳ, nghĩa là kết quả không có thai
  • Nồng độ trên 25 mIU/mL: Dương tính đối với thai kỳ, nghĩa là kết quả có thai
  • Nồng độ hCG từ 6-24 mIU/mL: Cần theo dõi để biết chỉ số này có tăng lên hay không, từ đó xác định kết quả chính xác của việc thụ thai

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology, không thay thế cho sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

(Nguồn tham khảo: Eurolab)

Cách đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch immunology
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận