Các lợi ích khi hiến máu không chỉ nằm ở việc mang lại sự sống cho người khác. Bản thân người hiến cũng được giảm nguy cơ bệnh tật, tăng cường sức khỏe.

Nếu bạn thắc mắc về việc người hiến máu sẽ nhận được những lợi ích cho sức khỏe như thế nào, thì đừng bỏ qua nội dung do TPH chia sẻ ngay bên dưới nhé!

Bạn được khám sức khỏe miễn phí

5 lợi ích tuyệt vời khi hiến máu có thể bạn chưa biết
Bạn được khám sức khỏe miễn phí khi tham gia hiến máu tình nguyện – Ảnh: michellegordon2 – pixabay

Mọi cá nhân trước khi hiến máu đều được khám sức khỏe toàn diện, bao gồm đo nhiệt độ, huyết áp, mạch đập và nồng độ hemoglobin trong máu. 

Không dừng lại ở đó, máu sau khi hiến sẽ được gửi đến phòng lab và trải qua hàng chục xét nghiệm kỹ lưỡng. Mục đích nhằm kiểm tra liệu bạn có mắc bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm gan siêu vi B, C… hay không.

Nếu có phát hiện bất thường trong máu, người hiến sẽ được thông báo ngay lập tức. 

Việc kiểm tra như thế này được tiến hành hằng năm có thể giúp bạn kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh để điều trị kịp thời, hoặc an tâm mình vẫn hoàn toàn khỏe khoắn với kết quả máu hiến tặng bình thường. 

Máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn

Hiến máu thường xuyên quả thực giúp cải thiện dòng máu lưu thông, từ đó giảm tổn thương thành mạch máu hay tắc nghẽn động mạch. 

Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, người hiến máu có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim ít hơn 88%.

Dù nghiên cứu trên chưa chứng minh được mối quan hệ giữa lưu thông máu tốt với sức khỏe lâu dài, song tỷ lệ người hiến máu phải nhập viện thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với người không hiến máu.

Lượng chất sắt trong cơ thể được duy trì ở mức cân bằng

Các lợi ích khi hiến máu
Cân bằng lượng sắt cho cơ thể nằm trong số các lợi ích khi hiến máu – Ảnh: 200degrees – pixabay

Cơ thể một người lớn khỏe mạnh thường có khoảng 5 gam sắt, chủ yếu nằm trong tế bào hồng cầu và tủy xương. 

Khi hiến một đơn vị máu, bạn sẽ mất khoảng ¼ gam chất sắt. 

Nhưng sự thất thoát này sẽ lại được bổ sung từ thực phẩm bạn ăn trong khoảng thời gian ngắn sau khi hiến máu. 

Trên thực tế, cơ thể bị thừa sắt là một tin xấu cho sức khỏe của bạn. 

Việc hiến máu giúp người hiến điều chỉnh mức độ sắt, giảm tình trạng tích tụ sắt quá mức trong cơ thể.

Người có lượng sắt thấp mà vẫn muốn hiến máu nhân đạo, có thể cân nhắc việc uống thuốc bổ sung sắt.

Dù vậy, người hiến vẫn phải đáp ứng các quy định và điều kiện thì mới được tham gia hiến máu. 

Cân nặng được kiểm soát 

Hiến tặng máu là một hoạt động giúp bạn tiêu tốn nhiều calo mà không cần tập thể dục. 

Bạn có bất ngờ khi biết rằng mỗi lần hiến máu, cơ thể đốt cháy khoảng 650-700 calo? 

Cân nặng của bạn liên quan tới việc hấp thu calo. Chính vì vậy, hiến máu thường xuyên là biện pháp hỗ trợ bạn kiểm soát cân nặng. 

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý khoảng cách giữa 2 lần hiến máu là khoảng ba tháng 1 lần, không được nhiều hơn. 

Tần suất tham gia hiến máu tình nguyện như thế nào cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người.

Bạn có thể sống lâu và khỏe mạnh

Các lợi ích khi hiến máu
Hiến máu tình nguyện giúp bạn sống thọ hơn – Ảnh: wagnercvilela – pixabay

Bạn hiến máu tình nguyện để góp phần mang sự sống đến cho người khác. Nghĩa cử cao đẹp ấy cũng làm cho cuộc sống của bản thân có ý nghĩa hơn. 

Nhiều người vẫn sợ rằng hiến máu sẽ khiến cơ thể yếu ớt đi, điều này không đúng.

Thứ nhất, hiến máu theo hướng dẫn của các bác sĩ hoàn toàn không có hại cho sức khỏe của bạn. 

Việc hiến máu lập tức giúp kích thích các cơ quan sinh máu. 

Sau đó, quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với “công suất” gấp 8 – 10 lần so với lúc bình thường, nhằm nhanh chóng giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng. 

Vậy nên, hãy yên tâm là sau khi bạn hiến máu khoảng 3 – 4 tuần, các thành phần trong máu lại trở về gần như bình thường.

Thứ hai, một số người hiến máu có thể tăng cân đôi chút, vì quá trình tái tạo lượng máu mới dễ khiến bạn ăn ngon và ngủ ngon hơn trước. 

Điều này cho thấy hiến máu nhân đạo không chỉ mang lại cho bạn sức khỏe tinh thần, mà còn tăng cường thể chất để kéo dài tuổi thọ.

>> Xem thêm: Tình trạng khan hiếm máu trong mùa dịch COVID-19

Những quy định và điều kiện để bạn hiến máu an toàn

  • Độ tuổi để tham gia hiến máu: 18 – 60 tuổi
  • Cân nặng tối thiểu: 42kg đối với nữ và 45kg đối với nam
  • Lần hiến máu gần nhất phải từ 12 tuần trở lên
  • Trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt
  • Không bị nhiễm hay có nguy cơ nhiễm HIV
  • Không mắc viêm gan B và virus lây qua đường máu
  • Không mắc bệnh tim, bệnh về huyết áp, hô hấp và dạ dày

Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về một vài các lợi ích khi hiến máu nhân đạo. Quả thực đây là một cách giúp đỡ đầy thiết thực cho những bệnh nhân có nhu cầu bổ sung máu, phải không nào?

5 lợi ích tuyệt vời khi hiến máu có thể bạn chưa biết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận