Xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm sinh hóa giúp chẩn đoán huyết khối trong máu. Cùng TPH khám phá về xét nghiệm này nhé!

Xét nghiệm D-dimer là gì?

Theo phản ứng của cơ thể khi bị thương, cơ chế tự đông máu trong cơ thể tự động kích hoạt giúp ngăn chặn tình trạng mất máu. 

Khi vết thương được cầm máu, cơ chế phá vỡ cục máu đông được tự động thực hiện trở lại để hồng cầu lưu thông bình thường.

Nếu nồng độ D-dimer trong máu tăng, đây là dấu hiệu xuất hiện cục máu đông trong mạch máu. Do vậy xác định lượng D-dimer trong máu là phương pháp để nhận biết có huyết khối trong máu hay không. 

Khi nồng độ D-dimer trong máu tăng, đây là dấu hiệu xuất hiện cục máu đông trong mạch máu.

Đó là cách hiểu về xét nghiệm D-dimer.

Kết quả xét nghiệm D-dimer nói lên điều gì?

Kết quả D-dimer âm tính hoặc bình thường

Đó là đối với những người được thực hiện không bị tình trạng cấp tính hay mắc bệnh gây ra sự hình thành – vỡ cục máu đông bất thường. 

Xét nghiệm âm tính hữu ích khi người được xét nghiệm có nguy cơ huyết khối trung bình – thấp. Các triệu chứng gây ra có thể loại trừ nguyên nhân là do đông máu với kết quả xét nghiệm âm tính.

Kết quả D-dimer có thể âm tính hay dương tính.

Kết quả D-dimer dương tính

Kết quả dương tính cho thấy, sản phẩm thoái hóa Fibrin trong huyết tương ở mức độ cao bất thường. 

Nguyên nhân có thể do sự hình thành và tan cục máu đông đáng kể bất thường. Tuy nhiên, xét nghiệm không chỉ ra nguyên nhân hay vị trí chính xác.

Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả D-dimer dương tính cũng do sự xuất hiện của cục máu đông. 

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng làm tăng D-dimer trong máu như: chấn thương, đau tim, nhiễm trùng, mới phẫu thuật, mắc bệnh ung thư, do tình trạng fibrin chuyển hóa bất thường.

Ở giai đoạn thai kỳ, Fibrin cũng hình thành và vỡ nhiều hơn, vì thế D-dimer trong máu cũng tăng cao. Bác sĩ có thể kết hợp xét nghiệm D-dimer với PTT, PT, Fibrinogen, xét nghiệm đo lượng tiểu cầu,… để loại trừ nguy cơ ở phụ nữ mang thai. 

Xét nghiệm D-dimer cũng được sử dụng như một xét nghiệm bổ trợ. Bởi xét nó cho kết quả có độ nhạy cao, nhưng độ đặc hiệu không tốt nên chỉ dùng để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu.

Xem thêm: Tầm quan trọng của xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai

Xét nghiệm D-dimer dùng để làm gì?

D-dimer là yếu tố chứng minh sự có mặt của các fibrin trong tuần hoàn. Xét nghiệm này dùng để:

Chẩn đoán bệnh lý huyết khối

Dựa vào kết quả xét nghiệm D-dimer có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh.

Trong 90% trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và 95% các trường hợp tắc mạch phổi, giá trị D-dimer đều tăng. Chỉ ở 5% những người không có bệnh huyết khối ghi nhận D-dimer tăng.

Phát hiện bệnh nhân bị tăng đông máu

Với 1 bệnh nhân nằm liệt giường, kết quả xét nghiệm thấy xuất hiện D-dimer có thể gợi ý khả năng huyết khối mới hình thành, là bằng chứng để thăm dò, xác định huyết khối. 

Theo dõi bệnh lý huyết khối theo thời gian

Sự trở lại bình thường của D-dimer ở bệnh nhân mắc bệnh lý huyết khối là dấu hiệu khả quan, lúc đó Fibrin đã cân bằng trở lại. 

Nhưng nếu xuất hiện trở lại các D-dimer trong thời gian theo dõi thì khả năng bệnh lý huyết khối tắc mạch tái phát.

Theo đó, xét nghiệm này được chỉ định để:

  • Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch đã được hình thành.
  • Chẩn đoán tình trạng đông máu nằm phân tán trong lòng mạch.

Mong rằng bài viết về xét nghiệm D-dimer giúp bạn nắm rõ hơn về bản chất, tác dụng của loại xét nghiệm này. 

Xem thêm: Gợi ý cách lựa chọn phần mềm quản lý Bệnh viện, Phòng khám

Tham khảo thêm thông tin từ medlatec và Vinmec

Xét nghiệm D dimer tiết lộ điều gì? 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *