Mời bạn cùng TPH khám phá sự khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể trong nội dung dưới đây nhé!

Kháng nguyên là gì?

khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể
Kháng nguyên là gì? – Ảnh: Thor_Deichmann – pixabay

Kháng nguyên (Antigens) là những phân tử có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể. Ví dụ như vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh hoặc nhiễm trùng.

Mỗi kháng nguyên có các đặc điểm bề mặt hoặc biểu mô riêng biệt, dẫn đến các phản ứng khác nhau.

Kháng thể là gì?

khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể
Kháng thể là gì? – Ảnh: Ingimage

Kháng thể (Antibodies hay immunoglobulins) là các protein hình chữ Y được sản xuất bởi các tế bào lympho B của hệ thống miễn dịch để phản ứng với việc tiếp xúc với kháng nguyên. 

Mỗi kháng thể chứa một paratope (còn được gọi là vị trí liên kết kháng nguyên) nhận biết một epitope cụ thể trên một kháng nguyên, hoạt động như một cơ chế khóa và liên kết chính. 

Nhờ liên kết này, các kháng nguyên được loại bỏ khỏi cơ thể bằng cách trung hòa trực tiếp hoặc bằng cách “gắn thẻ” cho các nhánh khác của hệ thống miễn dịch.

Bảng so sánh những khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể

  Kháng nguyên Kháng thể
Tổng quan Chất có thể tạo ra phản ứng miễn dịch Protein nhận biết và liên kết với kháng nguyên
Loại phân tử Thông thường là protein, cũng có thể là polysaccharide, lipid hoặc axit nucleic Các protein
Nguồn gốc Trong cơ thể hoặc từ bên ngoài Trong cơ thể
Vùng tham gia phản ứng Epitope Paratope

Sử dụng kháng thể và kháng nguyên trong chẩn đoán

khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể
Sử dụng kháng thể và kháng nguyên trong chẩn đoán – Ảnh: shameersrk – pixabay

Khi bị nhiễm mầm bệnh chẳng hạn như virus SARS-CoV-2, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể liên kết đặc hiệu với các kháng nguyên để giúp loại bỏ mầm bệnh. 

Liên kết này có thể được khai thác để phát triển các xét nghiệm chẩn đoán dựa trên kháng thể và kháng nguyên.

Xét nghiệm kháng thể 

Xét nghiệm kháng thể cho biết một người đã tiếp xúc với mầm bệnh hay chưa, bằng cách phát hiện các kháng thể trong máu hoặc huyết thanh của họ. 

Điều này có thể được thực hiện bằng những xét nghiệm như ELISA (Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết enzym), CIA (xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang), hoặc xét nghiệm tại chỗ bằng que thử nhanh.

Các xét nghiệm kháng thể thường không được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng hiện tại, bởi vì cơ thể phải mất một thời gian mới tạo ra kháng thể. 

Trước khi có miễn dịch thích ứng, phản ứng miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu sẽ nhanh chóng chống lại nhiễm trùng. Kết quả xét nghiệm âm tính có thể xảy ra nếu xét nghiệm được thực hiện quá sớm, khi cơ thể chưa kịp sản xuất kháng thể. Còn kết quả xét nghiệm dương tính giả có khả năng là do phản ứng chéo.

Các xét nghiệm kháng thể rất hữu ích trong việc theo dõi sự lây lan của một căn bệnh. Hơn nữa, chúng giúp xác định những cá nhân nên được ưu tiên tiêm phòng, cũng như chỉ ra những người hiến tặng tiềm năng cho liệu pháp huyết tương hồi phục.

Xét nghiệm kháng nguyên

Xét nghiệm kháng nguyên cho biết một người hiện có đang bị nhiễm mầm bệnh hay không. Khi hết nhiễm trùng, kháng nguyên sẽ biến mất.

Khác với các xét nghiệm dựa trên axit nucleic (như xét nghiệm PCR) để phát hiện sự hiện diện của vật chất di truyền, xét nghiệm kháng nguyên giúp phát hiện các protein, chẳng hạn các protein trên bề mặt virus. So với xét nghiệm PCR, các xét nghiệm kháng nguyên thường có độ nhạy và độ chính xác thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, ưu điểm của xét nghiệm kháng nguyên là thường cung cấp kết quả nhanh chóng, chi phí tương đối rẻ và tiện dụng hơn tại điểm xét nghiệm tại chỗ. Vì thế, xét nghiệm này phù hợp hơn để xét nghiệm trong cộng đồng và các vùng sâu vùng xa.

Vai trò của kháng nguyên và kháng thể trong tiêm chủng

khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể
Vai trò của kháng nguyên và kháng thể trong tiêm chủng – Ảnh: geralt – pixabay

Vắc xin chứa các kháng nguyên kích thích tế bào lympho B của hệ thống miễn dịch đáp ứng bằng cách sản xuất các tương bào (plasma cell). 

Các tương bào này tiết ra các kháng thể đặc hiệu cho bệnh (Đây là đáp ứng miễn dịch sơ cấp). 

Bên cạnh đó, một số tế bào B trở thành tế bào nhớ, đóng vai trò nhận biết khả năng tiếp xúc với bệnh trong tương lai. 

Nhờ vậy, quá trình sản xuất kháng thể sẽ trở nên nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Lúc này các kháng thể có tác dụng loại trừ mầm bệnh một cách hiệu quả bằng cách liên kết với các kháng nguyên (Đây là đáp ứng miễn dịch thứ cấp).

Liệu pháp kháng thể trong điều trị bệnh

khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể
Kháng thể đơn dòng là liệu pháp điều trị bệnh đầy tiềm năng – Ảnh: mohamed_hassan – pixabay

Công trình đoạt giải Nobel của Kolher và Milstein vào những năm 1970 đã đặt nền móng cho việc nuôi cấy kháng thể đơn dòng bằng công nghệ hybridoma. Kể từ đó, công cuộc phát triển liệu pháp kháng thể vẫn được tiếp diễn. 

Trong vài năm gần đây, liệu pháp kháng thể đã trở thành hướng điều trị được đẩy mạnh nghiên cứu. Vào tháng 12/2019, 79 kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies – mAbs) đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận.

Các loại bệnh có thể được điều trị bằng kháng thể đơn dòng bao gồm một số loại ung thư, tình trạng tự miễn dịch và các bệnh truyền nhiễm như Zika. 

Một số nghiên cứu hiện đang tìm hiểu tiềm năng của liệu pháp miễn dịch này để áp dụng điều trị Covid-19, bao gồm cả liệu pháp huyết tương hồi phục.

Cách hoạt động của kháng thể trị liệu là liên kết có độ đặc hiệu cao với kháng nguyên đích và kích thích phản ứng miễn dịch. Điều này có thể liên quan đến việc ức chế liên kết phối tử (ligand), hoặc gắn tế bào với liên kết bởi các tế bào T độc (Cytotoxic T cells).

Các loại kháng thể trị liệu bao gồm:

– Globulin miễn dịch

– Vùng FAB

– Phức hợp kháng thể – thuốc 

– Kháng thể đơn dòng đặc hiệu kép

– Kháng thể đơn dòng liên hợp với đồng vị phóng xạ (Radioimmunoconjugates)

Các kháng thể có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm công nghệ hybridoma, chuột biến đổi gen và thí nghiệm trong ống nghiệm. Nghiên cứu sản xuất kháng thể ngày càng tiến bộ, dẫn đến sự phát triển của các kháng thể nhân bản hóa, với lợi ích là khả năng sinh miễn dịch thấp.

Mong rằng bạn đọc đã hiểu thêm về những khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể, cũng như những ứng dụng của chúng trong ngành y tế.

(Nguồn tham khảo: technologynetworks.com

Tìm hiểu khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận