Máy xét nghiệm huyết học là một trong những thiết bị cơ bản của phòng xét nghiệm y tế. Trong nội dung bài viết này, mời bạn cùng TPH tìm hiểu cách phân loại các máy huyết học nhé!

Công dụng của máy xét nghiệm huyết học 

Máy phân tích huyết học tự động Nihon Kohden MEK-7300K
Máy phân tích huyết học tự động Nihon Kohden MEK-7300K

Việc phân tích các thành phần có trong máu rất hữu ích để bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán nhiều bệnh thường gặp. 

Máy xét nghiệm máu là loại thiết bị hiện đại giúp đo các thông số là: 

  • Số lượng tiểu cầu
  • Số lượng bạch cầu
  • Giá trị nồng độ của Hemoglobin

Phân loại máy xét nghiệm huyết học

Chúng ta có thể phân loại các máy huyết học dựa trên nhiều yếu tố đa dạng, như công suất máy, công nghệ đo và nguồn gốc xuất xứ.

Dựa theo công suất, tốc độ test

Dòng máy huyết học với 1 buồng đếm thường có tốc độ đếm và công suất thấp hơn dòng máy có 2 buồng đếm.

Do đó, dòng máy có 1 buồng đếm phù hợp với cơ sở y tế nhỏ. Còn dòng máy có 2 buồng đếm thường được trung tâm xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm quy mô lớn ưu ái hơn.

Dựa theo công nghệ

Máy xét nghiệm huyết học Abbott CELL-DYN Ruby
Máy xét nghiệm huyết học Abbott CELL-DYN Ruby

Có 2 công nghệ đo chính trong các dòng máy huyết học, là công nghệ đo trở kháng và công nghệ đo laser. 

Phương pháp đo trở kháng kết hợp so màu

Dòng tế bào sẽ qua khe đo, hai bản điện cực + và – được đặt giữa hai bên của khe đếm và buồng đếm. 

Vì dung dịch máu vốn dẫn điện, nên khi một tế bào máu vào khe đo sẽ làm thay đổi tổng trở giữa hai điện cực và dòng điện đi qua, khiến hai điện cực thay đổi.

Mỗi sự thay đổi này đều được thể hiện bằng một xung điện với độ cao thấp tùy thuộc kích thước tế bào. 

Ngoài ra, về nguyên lý so màu, một phức chất giữa Hemoglobin với chất ly giải sẽ hình thành để hấp thụ ánh sáng với độ dài bước sóng thích hợp. 

Tiếp đến, cường độ hấp thụ ánh sáng được đo qua dung dịch Hemoglobin bằng cảm biến quang, so sánh với mẫu trắng kèm theo dựa vào mẫu chuẩn đã lập sẵn để tính ra nồng độ Hemoglobin.

Phương pháp đo laser

Công nghệ đo này dựa trên sự tán xạ ánh sáng. Cụ thể, khi cho chùm tia sáng chiếu qua tế bào máu, góc tán xạ sẽ thay đổi, đồng thời có tỷ lệ nghịch với kích thước của tế bào máu.

Mắt cảm nhận quang đo góc tán xạ và đưa ra kích cỡ của xung phù hợp. Số lượng xung sẽ tương ứng với số tế bào máu đã đi qua.

Nhìn chung, máy phân tích huyết học sử dụng công nghệ đo trở kháng có giá thành rẻ hơn, phù hợp với phòng khám, bệnh viện vừa và nhỏ. Máy sử dụng công nghệ laser có chi phí lớn hơn, thích hợp cho những đơn vị cần chuyên sâu về huyết học như các cơ sở y tế lớn.

Dựa theo xuất xứ

Máy phân tích huyết học tự động Mindray BC-5800

Máy phân tích huyết học tự động Mindray BC-5800

Ngày nay, có không ít hãng sản xuất máy phân tích huyết học tại nhiều quốc gia.

Xuất xứ và chất lượng các dòng máy khác nhau dẫn đến giá cả cũng có chênh lệch.

Chúng ta có thể tạm chia máy huyết học thành hai nhóm, dựa trên nguồn gốc xuất xứ của chúng:

Các dòng máy huyết học có nguồn gốc Trung Quốc 

Thuộc các thương hiệu như Mindray, Rayto (Thâm Quyến), Zybio (Trùng Khánh),… máy có chất lượng không quá cao cấp nên giá thành vừa phải, phù hợp với đơn vị xét nghiệm nhỏ. 

Các dòng máy huyết học thuộc những thương hiệu hàng đầu thế giới

Đó là các thương hiệu danh tiếng như Nihon Kohden, Sysmex (Nhật Bản), Roche (Thụy Sĩ), Siemens (Đức), Abbott (Hoa Kỳ),… 

Điểm chung của máy huyết học của các thương hiệu này là chất lượng cùng độ bền bỉ đáng khâm phục, giá cao và phù hợp với các cơ sở y tế lớn.

TPH.LabIMS – Phần mềm kết nối máy xét nghiệm huyết học thuộc mọi chủng loại thông dụng

Nhằm giúp phòng xét nghiệm hiện đại hóa quy trình, quản lý, lưu trữ thông tin một cách khoa học, chính xác và giản lược thao tác thủ công, TPH đã thiết kế phần mềm quản lý Khoa xét nghiệm TPH.LabIMS.

Ưu điểm nổi bật của TPH.LabIMS phải kể đến là khả năng kết nối với đa dạng các dòng máy xét nghiệm máu hiện có trên thị trường. Phần mềm có thể ra lệnh và nhận, lưu kết quả xét nghiệm tự động từ máy phân tích. 

Thêm vào đó là các tính năng quản trị hệ thống, quản lý danh mục, mẫu và kết quả xét nghiệm, hỗ trợ báo cáo thống kê,…  sản phẩm công nghệ này thực sự giúp kỹ thuật viên bớt vất vả và giảm tải áp lực trong công việc.

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý Khoa xét nghiệm TPH.LabIMS

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết “Máy xét nghiệm huyết học được phân loại như thế nào?” của TPH. Hẹn gặp lại bạn ở các nội dung tiếp theo nhé!

Máy xét nghiệm huyết học được phân loại như thế nào?

One thought on “Máy xét nghiệm huyết học được phân loại như thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *