Có rất nhiều loại máy xét nghiệm huyết học trên thị trường. Nổi tiếng là các máy huyết học Sysmex, máy huyết học Siemens, máy huyết học Mindray,…
Làm thế nào để các Phòng khám, Bệnh viện hay Trung tâm Xét nghiệm chọn lựa được thiết bị phù hợp nhất?
Các nhà sản xuất hàng đầu cung cấp những dòng máy huyết học tiên tiến, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của Phòng Xét nghiệm Y khoa ở mọi quy mô.
Khi cân nhắc lựa chọn máy phân tích huyết học, không thể bỏ qua yêu cầu về khả năng vận hành, giới hạn ngân sách và nhân sự của Phòng Xét nghiệm.
Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác cần xem xét bao gồm:
Các tính năng và thông số kỹ thuật của sản phẩm
Máy phân tích huyết học hoạt động chủ yếu bằng phương pháp đo trở kháng.
Bên cạnh đó, những dòng máy được sản xuất bằng công nghệ hiện đại hơn thường có phương pháp đo laser.
Thiết bị có thể xử lý hàng trăm mẫu chỉ trong khoảng thời gian ngắn, cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy.
Nhiều dòng máy xét nghiệm công thức máu có thể sở hữu nhiều tính năng và thông số kỹ thuật vô cùng ấn tượng.
Nhưng trước khi mua, chủ đầu tư hãy xem xét:
Liệu Đơn vị có sử dụng hết tất cả những tiện ích đó không?
Hay nói cách khác, liệu khả năng đáp ứng của máy huyết học đó có vượt quá nhu cầu của Đơn vị?
Chẳng hạn như:
Về công suất
Công suất chính là tốc độ đo của máy, thường được tính là test/giờ.
Công suất có mối tương quan với kỹ thuật của máy phân tích huyết học, là loại 1 buồng đếm hay 2 buồng đếm.
Dòng máy 1 buồng đếm có công suất không bằng máy 2 buồng đếm.
Nói cụ thể hơn, máy huyết học 1 buồng đếm thường có tốc độ 30 test/giờ, máy 2 buồng đếm là 60 test/giờ.
Đối với xét nghiệm sinh hoá, mỗi lần chạy là 1 chỉ số, còn với xét nghiệm huyết học thì 1 lần chạy 1 test/bệnh nhân.
Do vậy, máy 1 buồng đếm, công suất không quá cao thường dùng trong Phòng khám nhỏ.
Máy 2 buồng đếm sẽ phù hợp hơn với các Cơ sở Y tế lớn, hoặc chuyên sâu về huyết học – truyền máu.
Về thông số xét nghiệm
Máy phân tích huyết học hiện nay hầu hết có từ 18,19,20 đến 33 thông số xét nghiệm.
Các Phòng khám nhỏ, chỉ cần các máy đo từ 18 đến 20 thông số là đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Với các máy cao cấp 33 thông số sử dụng công nghệ đo laser, chúng có khả năng đo các chỉ số chuyên sâu như: hồng cầu non, hồng cầu lưới,.. và giá thành có thể lên tới vài tỷ đồng.
Độ chính xác của xét nghiệm
Có một điều chắc chắn là máy xét nghiệm công thức máu đảm bảo độ chính xác cao sẽ giúp người dùng an tâm, tin tưởng suốt quá trình “gắn bó” với thiết bị.
Kết quả xét nghiệm càng chính xác, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân càng tốt. Đồng thời, uy tín của Đơn vị cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, để đạt độ chính xác cao, máy thường phải được trang bị công nghệ tân tiến (như phương pháp đo laser), kèm theo mức giá tương xứng.
Mức độ thân thiện với người dùng
Sẽ tiện lợi hơn cho phòng xét nghiệm nếu máy huyết học vừa sở hữu những tính năng cần thiết, lại vừa tạo điều kiện để tất cả người dùng làm quen, thao tác.
Nếu thiết bị kém thân thiện với người dùng, chắc hẳn năng suất làm việc của kỹ thuật viên sẽ giảm sút.
Hơn nữa, hãy cân nhắc các yếu tố như:
Máy có bền không?
Có dễ dàng vệ sinh các bộ phận của máy hay không?
Đó là lý do bạn nên ưu tiên những máy xét nghiệm huyết học có giao diện vận hành đơn giản, chức năng QA tự động, giao diện phần mềm thân thiện với người dùng và các tùy chọn lập trình dễ dàng.
Không gian Phòng Xét nghiệm
Kích cỡ của máy phân tích huyết học nên phù hợp với kích thước Phòng Xét nghiệm.
Nếu Phòng Xét nghiệm không quá rộng rãi, những loại máy xét nghiệm công thức máu nhỏ gọn nên được ưu tiên.
Chúng vừa giúp tiết kiệm diện tích, vừa không gây cản trở khi kỹ thuật viên làm việc.
Xem thêm: Ý nghĩa của xét nghiệm huyết học trong chẩn đoán sức khỏe
Thời hạn bảo hành máy huyết học
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi mua thiết bị xét nghiệm huyết học.
Máy xét nghiệm nói chung và máy huyết học nói riêng hay bị hỏng hóc hoặc cho kết quả không chính xác, bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Vì vậy, chủ đầu tư nên lựa chọn công ty cung cấp uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm.
Kèm theo đó, đội ngũ nhân viên kỹ thuật của công ty có trình độ cao, thời gian đáp ứng dịch vụ nhanh để có thể khắc phục sự cố 24/7.
Độ ồn của máy phân tích huyết học
Tiếng ồn xuất phát từ máy huyết học đang hoạt động tưởng chừng là vấn đề nhỏ nhặt.
Tuy nhiên, trên thực tế, nó có thể khiến người dùng khó chịu, mất tập trung và giảm năng suất làm việc trong Phòng Xét nghiệm.
Để có trải nghiệm sử dụng tốt nhất với chi phí bỏ ra, bạn hãy ưu tiên máy phân tích huyết học vừa có thiết kế giảm tiếng ồn, vừa đảm bảo khả năng vận hành bền bỉ.
Sự sẵn có của các phụ kiện và thuốc thử
Máy xét nghiệm công thức máu nên có đầy đủ các phụ kiện đi kèm để sẵn sàng thay thế khi cần thiết.
Hơn nữa, hầu hết các máy phân tích huyết học tầm trung trở xuống đều sử dụng hóa chất mở. Bởi thành phần hoạt chất chính của các hãng bắt buộc như nhau – tất cả đều cùng một nguyên lý).
Tuy nhiên, một số hãng có thêm các thành phần khác để phù hợp với máy, cho nên máy huyết học chỉ chạy và cho kết quả chính xác bằng hóa chất chính hãng.
Khả năng quản lý, lưu trữ dữ liệu
Bộ lưu trữ dữ liệu của máy huyết học cần đủ lớn để không bỏ sót thông tin quan trọng nào, bao gồm mẫu xét nghiệm, kết quả, biểu đồ,…
Ngoài ra, máy cần phải có khả năng hỗ trợ kết nối LIS qua giao tiếp LAN/RS232 với chuẩn ASTM/HL7, nhằm giúp trao đổi dữ liệu hiệu quả.
Trên đây là 8 yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn lựa máy xét nghiệm huyết học cho Phòng khám, Bệnh viện, Trung tâm Xét nghiệm. Hãy để lại câu hỏi, lời góp ý của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé! Rất cảm ơn quý độc giả đã quan tâm bài viết của TPH!