Chăm sóc sức khỏe thời cách mạng công nghiệp 4.0 có gì khác biệt và đem lại lợi ích gì? Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, hãy cùng TPH đọc nội dung dưới đây nhé!

Bốn lĩnh vực số hóa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe 

Trong những năm tới, chuyển đổi số y tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân.

Bốn lĩnh vực số hóa được dự báo sẽ ngày càng phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bao gồm:

Internet of Medical Things (IoMT) 

Chăm sóc sức khỏe thời cách mạng công nghiệp 4.0
Internet of Medical Things (IoMT) góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ở nhiều quốc gia – Ảnh: vladwel – freepik

Internet of Medical Things (IoMT) là sự kết hợp sử dụng các thiết bị và ứng dụng chăm sóc sức khỏe có thể kết nối với hệ thống công nghệ thông tin y tế thông qua công nghệ mạng.

IoMT góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe bằng cách kết nối và cho phép truyền dữ liệu y tế giữa bác sĩ và bệnh nhân qua một mạng an toàn. 

Nhờ vậy, bác sĩ lâm sàng có bức tranh toàn cảnh về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đồng thời, bệnh nhân không cần thăm khám trực tiếp tại bệnh viện nếu không quá cần thiết.  

Công ty tư vấn Frost & Sullivan đã phân tích thị trường IoMT toàn cầu trị giá 22,5 tỷ đô la vào năm 2016. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 26,2%, dự kiến thị trường IoMT ​​sẽ đạt 72,02 tỷ đô la vào năm 2021.

Y tế 4.0 (Healthcare 4.0)

Chăm sóc sức khỏe thuộc top những lĩnh vực được ưu tiên ứng dụng thành tựu tân tiến của cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Y tế 4.0 ứng dụng công nghệ 4.0, bao gồm công nghệ Robot, Sensor, dữ liệu lớn, Deep Learning, Blockchain,…

Một lượng lớn dữ liệu sẽ được thu thập, đưa vào các ứng dụng. Các thiết bị được tổ chức thông tin tốt hơn. Do đó, các quyết định điều trị và chăm sóc sức khỏe được thông báo chuẩn xác hơn, cho phép tăng đáng kể hiệu quả và kiểm soát chi phí.

Phạm vi áp dụng y tế 4.0 trải dài qua các khâu y tế dự phòng, thăm khám, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc sau điều trị và điều dưỡng.

Xem thêm: Số hóa phòng xét nghiệm: Thách thức và giải pháp

Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) 

Chăm sóc sức khỏe thời cách mạng công nghiệp 4.0
Chăm sóc sức khỏe thời cách mạng công nghiệp 4.0 không thể thiếu các ứng dụng AI – Ảnh: tonefotografia – freepik

Là công nghệ máy tính đang phát triển vượt bậc, AI đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. 

Từ việc ra quyết định lâm sàng, chẩn đoán đến quản lý khám, chữa bệnh,… AI sẽ hỗ trợ cải thiện trình độ chuyên môn và hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên y tế. 

Khi được giảm tải khối lượng công việc nhờ ứng dụng AI, các bác sĩ lâm sàng có thể tập trung vào bệnh nhân hiệu quả hơn.

Đặc biệt, công nghệ này hứa hẹn rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng giữa dịch vụ y tế ở các khu vực, gây ra do tình trạng thiếu hụt y bác sĩ.

An ninh mạng

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của quá trình số hóa ngành y tế, chúng ta cũng phải đối mặt hàng loạt thách thức như tấn công mạng, tội phạm mạng, cùng nhiều vấn đề mới phát sinh.

Quản lý rủi ro kém trong thời đại kỹ thuật số không chỉ đe dọa đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, mà còn gây tổn thất về tài chính lẫn uy tín của cơ sở y tế.

Vì thế, an ninh mạng, an ninh kết nối là yếu tố thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe thời cách mạng công nghiệp 4.0

Trong thời đại công nghệ thông tin, việc kiếm tiền từ hồ sơ bệnh nhân vì những lý do bất chính ngày càng gia tăng. 

Các nhà cung cấp và bệnh viện cần bắt tay hợp tác cùng nhau để đảm bảo bảo mật cho danh tính của bệnh nhân.

Ưu thế của y tế 4.0 là chăm sóc bệnh nhân chu đáo hơn

Chăm sóc sức khỏe thời cách mạng công nghiệp 4.0
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăm sóc sức khỏe mang lại nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân và cơ sở y tế – Ảnh: redgreystock – freepik

Bệnh nhân là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi của y tế thông minh thời công nghệ 4.0.

Sự hưởng lợi này bắt nguồn từ những việc đơn giản như người khám chữa bệnh lấy số thứ tự bằng máy tự động, chờ đến lượt thông qua màn hình hiển thị tên, số thứ tự,… 

Như vậy, sẽ không còn cảnh mọi người phải chen lấn, xếp hàng chờ đợi, vừa mệt mỏi vừa tốn nhiều thời gian.

Một ví dụ khác cho thấy lợi ích khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào khám chữa bệnh là sự ra đời của Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR).

EHR có thể tự động cảnh báo cho bác sĩ điều trị về vấn đề tiềm ẩn của bệnh nhân, chẳng hạn tiền sử dị ứng hoặc không dung nạp với một số loại thuốc. 

EHR đã dần thay thế hồ sơ giấy lỗi thời tại Mỹ từ năm 2009. Còn tại Việt Nam, đến tháng 7/2021, EHR sẽ được liên thông, cập nhật dữ liệu, cũng như các thông tin về vắc-xin Covid-19 để nước ta triển khai “hộ chiếu vắc-xin”. 

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào chăm sóc sức khỏe giúp đơn giản hóa quy trình làm việc 

Việc tìm một tài liệu bản cứng thường mất nhiều thời gian hơn so với việc khai thác dữ liệu đã được số hóa trên hệ thống máy tính.

Thêm vào đó, ứng dụng công nghệ 4.0 còn làm giảm nguy cơ sai sót trong dữ liệu bệnh nhân và chi tiết tài chính. 

Mặt khác, khi máy tính và phần mềm hệ thống dễ dàng chia sẻ và trao đổi dữ liệu liên quan đến các phòng xét nghiệm, phòng khám, bệnh viện,…, các y bác sĩ, kỹ thuật viên y tế có thể xử lý công việc một cách nhanh gọn, chuyên nghiệp, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.

Các chuyên gia tin rằng công nghệ số sẽ còn mang lại nhiều thay đổi tích cực hơn nữa cho lĩnh vực y tế. Người dân sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Mong rằng bài viết với chủ đề chăm sóc sức khỏe thời cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên để lại bình luận góp ý thêm cho TPH nhé!

Chăm sóc sức khỏe thời cách mạng công nghiệp 4.0
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận