Quản lý phòng xét nghiệm hiệu quả giúp đem lại năng suất cao hơn và giảm bớt cảm giác căng thẳng, mệt mỏi cho người quản lý.
Vậy làm thế nào để quản lý phòng xét nghiệm một cách trơn tru? Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ có thể giúp ích cho các độc giả của TPH.
Để ý sát sao các mẫu xét nghiệm, hóa chất và thuốc thử
Một cách hiệu quả để dễ dàng kiểm kê các mẫu xét nghiệm, hóa chất hay thuốc thử là sử dụng barcode để xác định, phân loại và theo dõi mẫu.
Dù vậy, các nhãn mà bạn sử dụng cho lọ, giá đỡ, ống và hộp cần phải phù hợp với hoàn cảnh sử dụng của chúng.
Ví dụ, nhãn đánh dấu “chất đông lạnh” có thể hữu dụng cho bất kỳ loại thuốc thử nào được bảo quản trong tủ đông, hoặc cho dòng tế bào, mẫu xét nghiệm được bảo quản trong nitơ lỏng.
Bảo trì trang thiết bị của phòng xét nghiệm
Bảo trì cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tuổi thọ của thuốc thử và mẫu.
Tủ lạnh, tủ đông cần được duy trì ở nhiệt độ lý tưởng. Nồng độ CO2/O2 trong tủ ấm phải được kiểm soát cẩn thận. Chưa hết, dự trữ nitơ lỏng cũng như các thiết bị xét nghiệm khác (như các loại ống nghiệm, tấm Microplate,…) phải được bổ sung đầy đủ.
Các hệ thống dùng để kiểm soát thiết bị lưu trữ, cung cấp thông báo và cập nhật theo thời gian thực trong khi vẫn ghi nhật ký và báo cáo chi tiết tất cả các hoạt động liên quan đến thông số, có thể giúp toàn bộ quy trình này được tự động hóa.
Dù sự can thiệp của con người ở mức tối thiểu, chúng vẫn đảm bảo không bỏ sót hoạt động nào.
Đây là dạng hệ thống hoạt động dựa trên đám mây, có thể tích hợp tất cả các báo cáo ở một nơi duy nhất và sẽ thông báo cho kỹ thuật viên xét nghiệm nếu có sự cố xảy ra.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý phòng xét nghiệm
Dành thời gian để quản lý quy trình làm việc tạo điều kiện để bạn nhanh chóng truy xuất nguồn gốc mẫu, theo dõi kiểm kê, nâng cao năng suất nhân sự và còn hơn thế nữa.
Việc kết hợp với LIS là một giải pháp tuyệt vời để thực hiện điều này, vì LIS sẽ ghi nhận “đường đi” của từng mẫu trong quá trình xét nghiệm, giám sát quy trình, và cho phép người dùng lên kế hoạch phân tích xét nghiệm một cách nhịp nhàng.
Bằng cách sử dụng nhãn có mã vạch, bạn có thể tận dụng tối đa LIS, vì cả hai đều hỗ trợ việc truy xuất và theo dõi mẫu.
Ngoài ra, giao tiếp và phối hợp rất quan trọng khi bạn đưa vào sử dụng bất kỳ hệ thống nào để tối ưu hóa quy trình làm việc trong phòng lab.
Tổ chức các cuộc họp phòng xét nghiệm theo định kỳ tạo điều kiện cho bạn có thể thiết lập và quản lý LIS mà bạn muốn sử dụng.
Hơn nữa, những cuốn sách chuyên ngành được chú thích rõ ràng cùng với LIS cũng hỗ trợ bạn ghi lại tất cả các hoạt động trong phòng xét nghiệm.
>> Xem thêm: Các sản phẩm LIS của TPH
Rút kinh nghiệm từ những sai sót
Bất kể phòng xét nghiệm hoạt động hiệu quả đến mức nào, một số sai sót vẫn là sẽ xảy ra.
Việc lập ra giới hạn và thảo luận cởi mở những sai lầm đã mắc phải sẽ làm giảm thiếu sót trong tương lai.
Bằng cách đưa ra các điểm kiểm tra (checkpoint) và chứng cứ xác minh, bạn có thể kéo giảm khả năng phòng xét nghiệm mắc sai lầm chồng chất dẫn đến những hậu quả khó lường.
Thực hiện tốt các khâu bảo trì cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm, quản lý mẫu và điều phối quy trình làm việc chính là những biện pháp ngăn ngừa các lỗi nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, theo sát tất cả các dữ liệu liên quan trong sách xét nghiệm cũng giúp bạn khắc phục sai lầm, bởi mỗi cuộc xét nghiệm có thể được soát lại thông qua tài liệu, ngay cả khi người thực hiện không còn làm việc tại phòng lab nữa.
Tránh phức tạp hóa việc quản lý phòng xét nghiệm
Không phải phòng xét nghiệm nào cũng có nguồn lực dồi dào để đầu tư cật lực cho các loại trang thiết bị.
Phương pháp quản lý mỗi đơn vị xét nghiệm cũng khác nhau, không thể áp dụng rập khuôn kiểu “one size fits all”.
Điều quan trọng là bạn đánh giá được vấn đề là gì, từ đó đưa ra câu trả lời từ cả quan điểm tài chính và tổ chức.
Và trong hầu hết mọi trường hợp, bạn chỉ cần giải pháp đơn giản là đủ.
Suy nghĩ sáng tạo
Làm những điều mà các phòng xét nghiệm khác đang làm giúp đơn vị của bạn bắt kịp xu hướng.
Mặt khác, bạn cũng cần suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp”, ngay cả đối với những thứ đơn giản hơn.
Việc này có thể góp phần giúp phòng xét nghiệm tránh xa các trở ngại không đáng có và nâng cao chất lượng công việc.
Cải thiện sự cộng tác
Giao tiếp hiệu quả rất quan trọng khi làm việc trong môi trường phòng xét nghiệm.
Tuy nhiên, khi nhân viên thường xuyên làm việc ở các công đoạn khác nhau, có thể thói quen cộng tác sẽ bị ảnh hưởng.
Do vậy, giải pháp được đặt ra là bạn nên tổ chức họp phòng xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là vào đầu tuần.
Thông qua các cuộc trao đổi tình hình công việc, mọi người sẽ biết rõ hơn về nhiệm vụ của mình, cũng như làm thế nào để hoàn thành chúng.
Nếu các nhân viên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, điều này cũng giúp ích rất nhiều khi hợp tác trong công việc.
Hãy chia sẻ bài viết hoặc để lại bình luận, nếu bạn hài lòng với 7 bí quyết giúp quản lý phòng xét nghiệm hiệu quả nêu trên nhé!