Xét nghiệm miễn dịch là một trong những chỉ định thường gặp trong quy trình khám sức khỏe. Thông qua những chỉ số xét nghiệm miễn dịch, bác sĩ sẽ đánh giá và chẩn đoán được một số bệnh lý. 

Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Khi cơ thể có sự xâm nhập của sinh vật lạ (kháng nguyên hay một tác nhân gây bệnh), hệ thống miễn dịch sẽ nhanh chóng nhận biết và tạo ra kháng thể (antibody) tương ứng. 

Nhờ đó, cơ thể chống lại, tiêu diệt được những kháng nguyên ấy để bảo vệ sức khoẻ. 

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản:

Xét nghiệm hệ miễn dịch là những loại xét nghiệm nhằm mục đích phát hiện ra sự phản ứng của kháng nguyên và kháng thể. 

Thông qua chỉ số miễn dịch, bác sĩ chẩn đoán ra nhiều căn bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. 

Xét nghiệm miễn dịch là gì?
Xét nghiệm miễn dịch là gì? (Ảnh: inkoly – freepik)

Hiện nay, có nhiều loại xét nghiệm khác nhau để kiểm tra hệ miễn dịch. 

Xét nghiệm có thể được phân tích thông qua mẫu máu, phân hoặc nước tiểu,… nhằm giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ, và đặc biệt là tầm soát được ung thư hệ tiêu hoá. 

Các loại xét nghiệm miễn dịch nào phổ biến?

Xét nghiệm dị ứng

Tình trạng dị ứng xuất hiện khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với những tác nhân lạ, kèm theo đó gây ra triệu chứng khó chịu như ngứa, nổi mẩn, phát ban, hắt hơi,… 

Tùy theo tác nhân và con đường gây bệnh mà bác sĩ áp dụng phương pháp xét nghiệm dị ứng thích hợp. 

Chẳng hạn:

  • Tác nhân gây dị ứng qua đường hô hấp (phấn hoa, khói bụi hoặc lông động vật,…): Người bệnh sẽ được tiến hành xét nghiệm máu hoặc da. 
  • Tác nhân gây dị ứng do thực phẩm (đậu phộng, trứng, sữa,…): Xét nghiệm dị ứng sẽ được thực hiện qua thức ăn. 

Tầm soát ung thư tiêu hoá

Kiểm tra miễn dịch giúp bác sĩ tầm soát ung thư tiêu hoá, bằng cách xác định sắc tố Hemoglobin đặc trưng của máu hiện diện ở trong phân. 

Đây là dấu hiệu bất thường khi bị trĩ, hệ tiêu hoá xuất hiện polyp hay ung thư. 

Những đối tượng cần tầm soát ung thư hệ tiêu hoá sớm bao gồm:

  • Bệnh nhân có người thân từng mắc ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại tràng,…
  • Người bị nhiễm vi khuẩn HP, có polyp, bị viêm loét đại tràng hoặc viêm loét dạ dày,…
  • Người có thói quen ăn đồ cay nóng hoặc ăn uống không lành mạnh
  • Người thường xuyên hút thuốc và uống bia rượu

Thử thai

Thử thai cũng là một loại xét nghiệm miễn dịch
Thử thai cũng là một loại xét nghiệm miễn dịch (Ảnh: freepik)

Thử thai cũng là một loại xét nghiệm kiểm tra miễn dịch, sử dụng kháng thể ở đầu que thử thai để kiểm tra phản ứng gắn kết với hormone beta-HCG. 

Nếu như trong nước tiểu có hormone thai kỳ này, que thử sẽ hiện lên 2 vạch, đồng nghĩa với việc bạn đã mang thai. 

Ngược lại, nếu que chỉ hiện 1 vạch, nước tiểu của bạn chưa có hormone thai kỳ này, chứng tỏ bạn chưa mang thai.

Xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim và huyết khối

Cơ thể bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc huyết khối có sự gia tăng một số protein đặc hiệu.

Qua các chỉ số miễn dịch, bác sĩ sẽ phát hiện được những protein đó.

Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm bệnh tự miễn dịch

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm kiểm tra miễn dịch có khả năng xác định sự có mặt của đường, protein, máu hoặc tế bào viêm trong nước tiểu

Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tổn thương vùng thận. 

Nhận diện tác nhân gây bệnh

Xét nghiệm hệ miễn dịch còn được áp dụng để nhận diện các tác nhân gây bệnh như virus HPV, virus gây viêm gan C hoặc HIV,… 

Dựa vào loại kháng thể phát hiện được, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý mà chúng ta có thể mắc phải và tiếp đó, có phương pháp điều trị thích hợp.

Hơn nữa, phụ nữ mang thai cũng có thể thực hiện xét nghiệm này. 

Mục đích là để xác định xem liệu thai phụ có đang nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii hay không.

Thử nhanh thuốc kích thích

Các loại chất kích thích như ma túy tổng hợp, thuốc lắc, cần sa, morphin hoặc doping,… gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ thần kinh. 

Việc thực hiện xét nghiệm hệ miễn dịch cũng giúp đánh giá được một người có đang sử dụng bất kỳ chất kích thích nào hay không. 

Không chỉ vậy, xét nghiệm kiểm tra miễn dịch còn giúp phát hiện những tác nhân khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, như hoá chất, độc chất, hoặc kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Thực hiện xét nghiệm kiểm tra miễn dịch cần lưu ý những gì?

Xét nghiệm miễn dịch là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh thường quy
Xét nghiệm miễn dịch là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh thường quy (Ảnh: muqdas906 – freepik)

Xét nghiệm miễn dịch là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh thường quy.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành xét nghiệm, để đảm bảo không làm sai lệch kết quả chẩn đoán, bệnh nhân cần lưu ý một số việc như sau:

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để chuẩn bị cho xét nghiệm miễn dịch (ví dụ như nhịn ăn trong vài giờ/qua đêm trước xét nghiệm, tăng giảm số lượng nước uống trong 10-12 giờ trước khi bắt đầu xét nghiệm,…)

Trả lời thành thật mọi câu hỏi của bác sĩ như bệnh sử, thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu,… 

Báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng. Bao gồm các thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc từ thảo dược. Và cụ thể hơn, thông báo cả về thời gian bạn sử dụng thuốc (nhất là thuốc chống đông máu, thuốc chống động kinh,…) 

Những thông tin trên do TPH cung cấp mang tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn của Nhân viên Y tế. Tuy nhưng, mong rằng đến đây Quý Độc giả đã hiểu hơn về xét nghiệm miễn dịch. 

Xét nghiệm miễn dịch: 3 điều cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *