Vai trò của phòng xét nghiệm trong quản lý sức khỏe dân số là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé!
Khi đã hiểu về quản lý sức khỏe dân số (population health management – PHM), phòng xét nghiệm có thể hỗ trợ truyền đạt kết quả và phối hợp chăm sóc bệnh nhân.
Với vai trò “gác cổng” dữ liệu bệnh nhân, phòng xét nghiệm sẽ xác định các quần thể bệnh nhân có thể được hưởng lợi ích từ xét nghiệm sàng lọc, hoặc yêu cầu theo dõi bệnh mãn tính.
POCT tăng sự tham gia của bệnh nhân
Các nhân viên phòng xét nghiệm có thể đóng góp cho quản lý sức khỏe dân số bằng cách giám sát, thực hiện đúng cách và tích hợp xét nghiệm nhanh tại chỗ (point-of-care testing, viết tắt: POCT).
Trong các tình huống thích hợp, POCT được công nhận rộng rãi là giúp cải thiện sự tham gia và mức độ hài lòng của bệnh nhân.
Sự tham gia của bệnh nhân rất quan trọng đối với một chương trình quản lý sức khỏe dân số hiệu quả.
Do vậy, cơ sở chăm sóc sức khỏe phải cẩn trọng cân nhắc nơi POCT có thể phục vụ tốt nhất các bệnh nhân của mình. Đồng thời, đảm bảo những kết quả đó được tích hợp vào các phân tích phân tầng nguy cơ trong quản lý sức khỏe dân số.
Kỹ thuật viên xét nghiệm có cơ hội góp phần triển khai POCT, bằng cách trở thành tiếng nói chuyên gia để hỗ trợ quyết định khi nào và ở đâu, POCT có thể gây ảnh hưởng tích cực lên một chương trình quản lý sức khỏe dân số đang diễn ra.
Cung cấp các chỉ số đánh giá chất lượng
Việc hoàn trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thay đổi, cũng tạo điều kiện cho phòng xét nghiệm giúp nhà cung cấp đáp ứng các chỉ số chất lượng, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Phòng xét nghiệm rất “giàu” dữ liệu, do đó có nhiều đóng góp vào việc báo cáo chất lượng.
Phòng xét nghiệm có thể sử dụng LIS để thu thập dữ liệu ở cấp độ quần thể, nhằm hỗ trợ báo cáo đo lường PHM và QPP (Chương trình thanh toán chất lượng) cho các nhà cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
Các đo lường chất lượng cụ thể liên quan đến việc xác định xem các dịch vụ lâm sàng, chẳng hạn như xét nghiệm trong phòng lab, và các dịch vụ phòng ngừa có được thực hiện đúng cách để cải thiện sức khỏe người dân hay không.
Trong đó, có đo lường quy trình mà tập trung vào việc phòng ngừa bệnh tật bằng cách sàng lọc để phát hiện sớm.
Phòng xét nghiệm có thể sử dụng dữ liệu LIS để xác định những bệnh nhân được hưởng lợi từ xét nghiệm phòng ngừa, dựa vào các hướng dẫn dựa trên bằng chứng (ví dụ: xác định phụ nữ đủ điều kiện để sàng lọc HPV theo nhóm tuổi).
Phân tích xét nghiệm để quản lý sức khỏe dân số
Sự tích hợp LIS và EHR cộng với claims data có khả năng là nền tảng cho quá trình phân tầng nguy cơ và mô hình dự báo.
LIS cung cấp một kết nối thiết yếu giữa quá trình nhập đơn đặt hàng bác sĩ trên máy vi tính (Computerized physician order entry – CPOE) của EHR với các máy phân tích, và sau đó quay trở lại EHR, với lượng lớn dữ liệu lâm sàng của bệnh nhân.
Các dữ liệu ấy đều được xử lý và đánh giá cẩn thận về chất lượng và độ chính xác. Đây là yếu tố rất quan trọng để phân tích sức khỏe dân số.
Dữ liệu được lưu trữ trong LIS và được truyền tới EHR một cách có hệ thống, có thể được trích xuất và xử lý.
Từ đó, chúng tạo ra các phân tích cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe tổng thể của dân số. Hơn nữa, chúng còn xác định một số nhóm dân số mắc các bệnh đòi hỏi việc chăm sóc tốn kém hơn.
Hội chẩn lâm sàng
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển quản lý sức khỏe dân số, dữ liệu phòng xét nghiệm có thể chỉ ra đối tượng có nguy cơ cao nào sẽ được lợi ích từ việc chăm sóc theo dõi, và ghép họ với điều phối viên chăm sóc có thể kết nối với bệnh nhân.
Không chỉ vậy, các chuyên gia xét nghiệm còn có thể hỗ trợ phát triển và thực hiện các nhắc nhở EHR thích hợp, giúp xác định các cơ hội chăm sóc phòng ngừa hoặc theo dõi.
Để đạt hiệu quả nhất, dữ liệu phải được tích hợp và định dạng thành các phân tích hữu ích. Sau đó, hiển thị cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dưới dạng các công cụ hỗ trợ ra quyết định và phân tầng rủi ro.
Phòng xét nghiệm có thể tham gia vào ủy ban xác định các quy tắc hỗ trợ quyết định lâm sàng dựa trên bằng chứng thích hợp, rồi quyết định cảnh báo nào trong EHR là hợp lý.
Phát huy vai trò của phòng xét nghiệm trong quản lý sức khỏe dân số
Tóm lại, phòng xét nghiệm có thể hỗ trợ chương trình quản lý sức khỏe dân số bằng cách:
- phát triển các phân tích và thuật toán liên quan đến kết quả xét nghiệm
- tham gia triển khai POCT, nơi phòng lab có thể thúc đẩy sự tham gia của bệnh nhân
- xác định các quy tắc EHR và các yếu tố kích hoạt khác nhằm xác định bệnh nhân cần được chú ý quản lý chăm sóc, với tư cách là chuyên gia tư vấn lâm sàng và/hoặc trở thành thành viên tích cực của nhóm PHM
- ỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong báo cáo đo lường Chương trình Thanh toán Chất lượng (QPP)
Đến đây, mong rằng chúng ta đã có đáp án thỏa đáng cho câu hỏi ở đầu bài: “Vai trò của phòng xét nghiệm trong quản lý sức khỏe dân số là như thế nào?”
(Nguồn tham khảo: orchardsoft.com)