Quản lý chất lượng xét nghiệm đóng vai trò quan trọng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại như barcode càng giúp công việc quản lý này dễ dàng và hiệu quả.
Giải pháp mã vạch dường như chỉ là một phần nhỏ của phòng xét nghiệm lâm sàng.
Thế nhưng, đó là bước quan trọng đầu tiên để tạo ra một quy trình làm việc hiệu quả tại phòng xét nghiệm tân thời.
Barcode là gì?
Như chúng ta thường thấy trong các cửa hàng bách hóa, siêu thị, một mã vạch UPC tiêu chuẩn được tạo thành bởi nhiều đường kẻ song song, đen trắng với độ rộng và sự kết hợp khác nhau.
Các dòng kẻ này mã hóa một chuỗi nhận dạng. Đối với những thứ được bày bán trong cửa hàng, chuỗi này liên quan đến mã nhà sản xuất và số mặt hàng. Còn trong phòng thí nghiệm, mỗi dòng kẻ đại diện cho một số gia nhập.
Tương tự như cách sổ đăng ký của cửa hàng bán lẻ tra cứu số mặt hàng để tìm giá bán hiện tại, hệ thống thông tin phòng xét nghiệm (LIS) dựa vào cơ sở dữ liệu của nó để kết nối số đăng ký với tên người bệnh, danh sách các xét nghiệm đã đăng ký và các thông tin liên quan khác.
Lý do đằng sau khiến LIS thực hiện hầu hết công việc và barcode chỉ chứa một số gia nhập là gì?
Nếu tự bản thân barcode chứa thông tin xét nghiệm, thì thông tin này không thể thay đổi dễ dàng được.
Chẳng hạn như, nếu barcode chứa xét nghiệm về glucose, thì bạn sẽ gặp rắc rối khi bác sĩ thêm vào phần còn lại của bảng chuyển hóa toàn diện (comprehensive metabolic panel – CMP).
Thực tế, bởi barcode chỉ chứa số gia nhập, nên thông tin liên kết với số đó có thể được thay đổi theo ý muốn.
Nhờ vậy, lần nhập đầu tiên có thể chỉ là một xét nghiệm đường huyết đơn giản, và lần tiếp theo là toàn bộ CMP. Chính điều này cho phép tạo ra sự linh hoạt cần thiết trong môi trường phòng lab.
Lợi ích của việc triển khai mã vạch trong phòng xét nghiệm
Sử dụng mã vạch giúp loại bỏ các vấn đề phát sinh từ chữ viết tay khó đọc trên ống mẫu, hoặc nhập không đúng số liệu vào máy phân tích.
Nhờ đó, nhân viên phòng xét nghiệm sẽ hạn chế sai sót và giảm bớt công việc thủ công từ khâu nhận mẫu đến khâu kiểm tra.
Mọi người không phải tốn thời gian tìm kiếm “chủ nhân” thực sự của kết quả xét nghiệm là ống mẫu nào, cũng như không phải chạy lại mẫu, tốn thời gian và thuốc thử của phòng xét nghiệm.
Tất cả những lợi ích trên mà barcode đem lại cho phòng xét nghiệm đều góp phần giúp cơ sở y tế phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân.
Các yêu cầu về phần cứng và vật tư tiêu hao
Để nhận ra hiệu quả mà mã vạch và nhãn đem lại, phòng xét nghiệm cần máy in tem nhãn, máy quét mã vạch cùng máy phân tích để chạy các xét nghiệm.
Phần cứng này tích hợp với LIS, sẽ hợp lý hóa luồng dữ liệu trong phòng xét nghiệm.
Mã vạch cho các thiết bị một chiều
Thiết bị một chiều không thể nhận dữ liệu từ LIS, nhưng vẫn có khả năng truyền thông tin đến nó.
Có nhiều loại thiết bị một chiều, ví dụ như hầu hết các máy xét nghiệm huyết học, có thể đọc mã vạch để thu thập số gia nhập, rồi truyền chúng đến LIS cùng với kết quả xét nghiệm tương ứng.
Các thiết bị này thường thực hiện một test hoặc bảng điều khiển duy nhất, nên không có các tùy chọn xét nghiệm.
Trong trường hợp này, nhờ có barcode, kỹ thuật viên xét nghiệm không cần đứng cạnh thiết bị và nhập dữ liệu. Các ống mẫu được đặt trong giá đỡ, và cuộc xét nghiệm sẽ được tiến hành khi thiết bị quét mã.
Mã vạch cho các thiết bị truy vấn máy chủ
Các thiết bị truy vấn máy chủ có thể giao tiếp đầy đủ hơn với LIS, và đây là thời điểm cho mã vạch có cơ hội thực sự “tỏa sáng”.
Với máy xét nghiệm hai chiều, mã vạch không chỉ thay thế việc nhập dữ liệu thủ công, mà còn giúp kỹ thuật viên lượt bỏ thao tác gửi worksheet đến máy, hoặc lập trình nó theo đơn đặt hàng.
Thay vì vậy, máy xét nghiệm sẽ đọc barcode rồi yêu cầu LIS gửi hướng dẫn thích hợp cho mỗi lần nhập. LIS phản hồi bằng một danh sách các xét nghiệm để thiết bị thực hiện, trước khi truyền kết quả trở lại LIS.
Tạm kết
Với công nghệ mã vạch, phần mềm quản lý khoa xét nghiệm chất lượng cao và giao diện máy phân tích phù hợp, phòng xét nghiệm của bạn có thể từ bỏ các quy trình thủ công rườm rà, để tối ưu thời gian quay vòng, tính toàn vẹn dữ liệu cũng như kết quả xét nghiệm.
Mong rằng nội dung trên đã giúp các bạn hiểu thêm về barcode và tầm quan trọng của nó đối với quản lý chất lượng xét nghiệm.