Mời quý độc giả cùng TPH tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Trước khi xét nghiệm vi sinh cần lưu ý điều gì?” ngay sau đây.

Tác hại của vi sinh vật đối với sức khỏe con người

Những điều cần nhớ khi xét nghiệm vi sinh
Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu Corynebacterium diphtheriae (Ảnh: NCI – unsplash)

Vi sinh vật và những sinh vật sống, có thể là động vật đơn bào, đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực. 

Kích thước của chúng nhỏ bé đến nỗi mắt thường không nhìn thấy được, mà phải sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại lớn để quan sát. 

Vi sinh vật – bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng, là tác nhân gây nhiễm trùng và các bệnh nhiễm trùng. 

Bệnh nhiễm trùng (hay còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn) 

Nhiễm trùng là sự xâm nhập và nhân lên của vi sinh vật trong hoặc trên vật chủ. Việc này có thể gây bệnh hoặc không gây bệnh.

Khi cơ thể bị nhiễm trùng do các vi sinh vật sẽ có tổn thương tại chỗ hoặc lan rộng. 

Một số bệnh thường gặp như viêm gan B, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp… là do vi sinh vật có hại gây ra.

Để chống lại sự xâm nhập này, cần dùng thuốc kháng sinh và tiếp nhận điều trị từ bác sĩ.

Mặt khác, nhiều người cũng thường tự sử dụng thuốc dù chỉ gặp một số loại nhiễm trùng nhẹ như vết sưng, viêm. 

Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào tự sử dụng cũng trị chính xác căn nguyên, do đó sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Bệnh nhiễm trùng do vi sinh vật gây ra có sự hư hại các chức năng hoặc cấu trúc của cơ thể vật chủ (là người hoặc động vật), được biểu hiện qua các triệu chứng.

Xét nghiệm vi sinh
Xét nghiệm vi sinh (Ảnh: CDC – unsplash)

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, có môi trường và khí hậu thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. 

Vì thế, ở nước ta, bệnh nhiễm trùng rất phổ biến và đa dạng.

Xét nghiệm vi sinh là gì?

Xét nghiệm vi sinh là tập hợp các xét nghiệm phân tích, chẩn đoán căn nguyên gây nhiễm trùng và bệnh nhiễm trùng. Bao gồm xác định nguyên nhân (vi sinh vật gây bệnh) hay hậu quả (đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ), giúp hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng.

Xét nghiệm vi sinh có 2 nhóm lớn: xét nghiệm trực tiếp và xét nghiệm gián tiếp, ngoài ra có thể phân chia thành 4 phương pháp:

  • Xét nghiệm soi trực tiếp
  • Xét nghiệm nuôi cấy
  • Xét nghiệm miễn dịch
  • Xét nghiệm sinh học phân tử

Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm vi sinh

Những điều cần nhớ khi xét nghiệm vi sinh

Những điều cần nhớ khi xét nghiệm vi sinh
Những điều cần nhớ khi xét nghiệm vi sinh (Ảnh: CDC – unsplash)

Trước khi bắt đầu làm xét nghiệm vi sinh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng, để tránh làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Các lưu ý đó là:

  • Khi được thông báo sẽ lấy mẫu bệnh phẩm là máu để tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi lấy mẫu từ 12 tiếng trở lên. Dù vậy, có một số loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn, nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thông tin rõ hơn về trường hợp của bạn.
  • Những xét nghiệm cần mẫu bệnh phẩm là nước tiểu và phân cần có sự chuẩn bị chu đáo những vật dụng đựng mẫu bệnh phẩm. Bệnh nhân nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch, tránh thụt rửa quá sâu gây tổn thương và viêm nhiễm. Đồng thời, không nên sử dụng những chất làm vệ sinh có thành phần acid hoặc kiềm.
  • Trước khi lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, bệnh nhân nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
  • Tuyệt đối không vận động quá sức trong vòng 24 giờ trước khi lấy mẫu.
  • Tránh sử dụng chất kích thích trước ngày lấy mẫu. Và cũng đừng quên thông tin đến bác sĩ những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng nhé!
  • Nếu tự lấy mẫu bệnh phẩm ở nhà gửi đi xét nghiệm, cần bảo quản mẫu trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng và nhanh chóng gửi càng sớm càng tốt.

Tạm kết

Xét nghiệm vi sinh
Xét nghiệm vi sinh (Ảnh: NCI – unsplash)

Như vậy, qua bài viết, chúng ta đã biết cụ thể hơn về những vấn đề cần lưu ý khi lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh. 

Cũng cần nhấn mạnh lần nữa, nếu bị nhiễm trùng, vết thương sưng tấy và có dấu hiệu lạ, chúng ta không nên chủ quan tự ý dùng thuốc.

Việc khám và chẩn đoán ở bệnh viện, cụ thể hơn là làm các xét nghiệm vi sinh sẽ giúp tìm ra căn nguyên của bệnh. Từ đó, có phương pháp chữa trị chính xác, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Trang này không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung về xét nghiệm vi sinh được cung cấp ở trên chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, các độc giả vui lòng gặp nhân viên y tế để được tư vấn một cách rõ ràng.

Những điều cần nhớ khi xét nghiệm vi sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *