Gần đây, chuyển đổi số trở thành chủ đề được hết sức quan tâm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả y tế.
Hãy cùng TPH khám phá thêm về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0, nhất là trong lĩnh vực y tế qua nội dung bài viết dưới đây.
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) trở thành điểm nhấn trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ hiện nay.
Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về khái niệm chuyển đổi kỹ thuật số.
Hiểu một cách đơn giản, “chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn” (Theo Công ty Gartner).
Có thể thấy, chuyển đổi kỹ thuật số là thay đổi phương thức làm việc bằng cách tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một đơn vị, tổ chức. Cách thức vận hành thay đổi có thể dẫn đến hiệu quả tích cực hơn so với giữ nguyên nếp cũ.
Chuyển đổi số còn là sự thay đổi về văn hóa của các đơn vị, đòi hỏi liên tục cập nhật cái mới, đồng thời phải chấp nhận cả những mặt hạn chế bên cạnh những thành công do đổi mới đem lại.
Ở môi trường nước ta, quá trình chuyển đổi này là thay dần dần mô hình truyền thống bằng mô hình được ứng dụng những công nghệ kỹ thuật số mới, như: IoT, điện toán đám mây, dữ liệu lớn,v.v.
Tóm lại, theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường, khi chuyển đổi số, các tổ chức thường nhắm tới mục đích cuối cùng đó là: nâng cao hiệu quả và phát triển vượt bậc, tạo ra giá trị mới giúp khách hàng hài lòng hơn, cũng như mở rộng tìm thị trường mới.
Chuyển đổi số và số hóa có phải là một?
Thoạt nghe, số hóa và chuyển đổi số có vẻ tương đồng, nên nhiều người có thể nhầm lẫn chúng “tuy hai mà một”.
Trên thực tế, đây lại là hai khái niệm có nhiều khác biệt.
Số hóa nghĩa là biến đổi các giá trị từ dạng vật lý hay analog sang dạng số.
Trong khi đó, chuyển đổi kỹ thuật số là sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu được số hoá nhằm tạo ra một giá trị khác. Vì vậy, một lộ trình chuyển đổi số có thể bao gồm nhiều dự án Số hóa.
Số hóa giống chuyển đổi kỹ thuật số ở chỗ chúng đều áp dụng công nghệ nhằm cải thiện quy trình vận hành của tổ chức, đơn vị.
Mặt khác, chuyển đổi số khác với số hóa ở chỗ cần nhiều thời gian hơn để thực hiện, khả năng thành công và tính bền vững nằm phần lớn ở yếu tố con người.
Vì sao phải chuyển đổi số?
Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động mạnh mẽ đến toàn cầu. Công nghệ, khoa học kỹ thuật tiến bộ từng ngày. Mỗi đơn vị, tổ chức đều phải trở nên nhanh hơn, tốt hơn để đáp ứng yêu cầu cao hơn của thời đại mới.
Trong lĩnh vực kinh tế, hầu như mọi doanh nghiệp đều trăn trở làm thế nào để tăng trưởng, thu hút khách hàng, để có lợi nhuận. Chúng ta có thể chắc chắn một điều là, nếu vẫn giữ phương thức hoạt động cũ, đơn vị ấy sẽ bị bỏ xa bởi các doanh nghiệp dám đổi mới để thích nghi với thời kỳ công nghệ cao.
Chuyển đổi kỹ thuật số là xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Mỗi đơn vị, tổ chức dù lớn hay nhỏ cũng không thể đi ngược với xu hướng chung ấy, nếu không muốn tụt hậu.
Năng suất lao động tăng cao
Chuyển đổi kỹ thuật số mang lại lợi thế vượt trội trong khả năng tiếp cận nguồn dữ liệu và tăng năng suất lao động.
Theo nghiên cứu năm 2017 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Microsoft, tác động của chuyển đổi kỹ thuật số giúp GDP năm đó tăng xấp xỉ 6%, và tới năm 2021 được dự đoán là 60%.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của công ty McKensey, vào năm 2025, chuyển đổi số được dự báo sẽ ảnh hưởng khoảng 25% tới GDP của nước Mỹ, còn con số ở Châu Âu là khoảng 36%.
Đại dịch Covid-19 càng làm hạn chế mô hình vận hành truyền thống
Ngoài ra, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, chuyển đổi kỹ thuật số cũng giúp ích cho cuộc sống hàng ngày của người dân.
Nhờ có chuyển đổi số, chúng ta có thể học tập, làm việc hoặc tổ chức họp online tại nhà, nhằm đảm bảo giãn cách cộng đồng, song vẫn đảm bảo được tính hiệu quả ở mức tốt nhất có thể.
Chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị làm kinh tế. Nó còn đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, truyền thông đại chúng,…
Chuyển đổi số y tế ở nước ta đang diễn ra thế nào?
Tại Việt Nam, xu hướng chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra trong lĩnh vực y tế. Đây là một trong những ngành có tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ nhất, nhằm phục vụ người dân được tốt hơn.
Hiện đại hóa hành chính
Hiện nay, toàn bộ văn bản của ngành Y tế đã được xử lý điện tử và áp dụng chữ ký số. Tỷ lệ thủ tục hành chính của Bộ Y tế đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4, kết nối Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia cũng đạt 100%.
Cổng Công khai y tế được Bộ Y tế thiết lập, là kênh chính thống để tra cứu các thông tin về giá cả các loại thuốc, sinh phẩm chẩn đoán, vật tư và trang thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh,…
Gần 100% cơ sở khám, chữa bệnh ở cả 3 miền hiện đã liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam.
Cả nước hiện có 100% bệnh viện triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (HIS). Trong đó, 10 bệnh viện và 1 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử (EMR). 23 bệnh viện đã khai triển hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS).
Bám sát mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh dịch Covid-19
Trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số của Chương trình chuyển đổi số quốc gia 2020, vị trí đầu tiên thuộc về y tế và giáo dục. Đây là 2 lĩnh vực có vai trò nền tảng của một quốc gia phát triển. Với mức độ ảnh hưởng đến nhiều người dân nhất, độ phủ rộng nhất cũng như tiêu tốn nhiều ngân sách nhất, chuyển đổi số trong 2 lĩnh vực này sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt nhất.
Khi dịch Covid-19 bùng nổ, ngành y tế nước ta đã triển khai nhiều ứng dụng IT tiên tiến hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch. Chẳng hạn như phần mềm khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), khai báo y tế tự nguyện (NCOVI), Bluezone,…
Bộ trưởng Bộ Y tế – GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định, ngành y tế cần được ưu tiên chuyển đổi số trong mảng chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và chuyển đổi số trong bệnh viện.
TPH đồng hành cùng khoa Xét nghiệm trong chuyển đổi số y tế
Các đơn vị khám, chữa bệnh hiện có nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý trôi chảy khối lượng lớn công việc, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Trong đó, có thể nói rằng khoa xét nghiệm là bộ phận đảm đương nhiều công việc phức tạp, khối lượng thông tin cần lưu trữ cực lớn, nên rất cần được công nghệ hiện đại hỗ trợ.
Đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số y tế, TPH là doanh nghiệp chuyên cung cấp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong khoa xét nghiệm. Công ty đã phát triển phần mềm quản lý xét nghiệm TPH.LabIMS, góp phần giải quyết những khó khăn của khoa xét nghiệm khi quản lý thông tin xét nghiệm thủ công.
Hơn 30 phòng khám, bệnh viện lớn từ Bắc chí Nam đã tin dùng TPH.LabIMS. Tất cả đều hài lòng khi nền tảng công nghệ này đã giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian và chi phí cho bộ phận xét nghiệm.
Trong lễ trao giải Giải Sao Khuê 2021, TPH.LabIMS hân hạnh được nhận Cúp Sao Khuê cùng Giấy chứng nhận Giải thưởng, ở hạng mục Các nền tảng Chuyển đổi số.
Bên cạnh TPH.LabIMS, TPH còn phát triển những phần mềm khác là phần mềm nội kiểm TPH.LabIQC, phần mềm ngân hàng máu TPH.FBlood.
Hãy gọi vào Hotline 02873 09 28 68 để TPH tư vấn cho bạn về giải pháp chuyển đổi số phù hợp nhé!