Xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi trong những mốc quan trọng. Phương pháp xét nghiệm hiện đại này nên được phụ nữ mang thai thực hiện, nhất là khi bước qua độ tuổi 35, nhằm phát hiện các vấn đề của thai nhi. 

Trong khuôn khổ bài viết này, mời bạn cùng TPH hãy cùng tìm hiểu những xét nghiệm sàng lọc tiền sản nhé!

Mục đích của việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có mục đích gì  – Ảnh: MarioTrainotti – pixabay

Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh đóng có vai trò quan trọng to lớn đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi. 

Từ khi những xét nghiệm trước sinh ra đời, chúng ta có thể phát hiện sớm nguy cơ trẻ mắc các hội chứng nghiêm trọng hoặc bị dị tật bẩm sinh. 

Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp với mẹ bầu và thai nhi.

Lợi ích của việc sàng lọc trước khi sinh em bé

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Cả bé và cha mẹ đều nhận được lợi ích từ việc sàng lọc tiền sản – Ảnh: congerdesign – pixabay

Mẹ bầu sẽ không phải băn khoăn “có nên xét nghiệm sàng lọc trước sinh hay không?”, khi thấy rõ những lợi ích của việc này.

Cả bé và cha mẹ đều nhận được lợi ích từ việc sàng lọc tiền sản. Khi phát hiện sớm tình trạng của thai nhi, các phụ huynh có thể lên kế hoạch chăm sóc bé phù hợp sau khi bé chào đời. Họ có thời gian chuẩn bị tinh thần cho những tình huống bất lợi có thể xảy ra. 

Sàng lọc trước khi sinh cũng là một cách góp phần nâng cao chất lượng dân số cho xã hội, đồng thời cải thiện sức khỏe của mọi người. Vậy nên, việc tuyên truyền về lợi ích của các xét nghiệm trước sinh rất cần được chú trọng thực hiện.

Mặc dù sàng lọc trước khi sinh không phải là điều bắt buộc đối với tất cả phụ nữ mang thai, nhưng nếu có điều kiện kinh tế, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu và thực hiện sàng lọc trong các mốc quan trọng của thai kỳ nhé!

Các loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến

Nhiều người cũng quan tâm không biết đã có những phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh nào ở nước ta? Và nên lựa chọn hình thức xét nghiệm nào?

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật góp phần tạo ra nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu sàng lọc, chẩn đoán trước khi sinh em bé. 

Và sau đây là những hình thức kiểm tra di truyền, xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh mà mẹ bầu nên biết:

Siêu âm thai

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Siêu âm thai – Ảnh: artistraman – pixabay

Ít nhất một lần trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm dù ở bất kỳ độ tuổi nào.

Bác sĩ khi siêu âm sẽ sử dụng sóng âm có tần số cao để tái hiện hình ảnh thai nhi.

Một số tác dụng của siêu âm bao gồm xác định số thai trong tử cung, vị trí tim thai, giới tính của bé, cũng như dự đoán nguy cơ thai nhi mắc bệnh Down (trisomy 21) hay có dấu hiệu dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, sứt môi, nứt đốt sống.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test

Phương pháp xét nghiệm sàng lọc thường quy Double Test được thực hiện vào khoảng tuần thứ 11 đến 13 của quý I thai kỳ. 

Mục đích chính của xét nghiệm Double Test là nhằm phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down, Edward, Pautau,… liên quan đến 3 nhiễm sắc thể 21, 18, và 13.

Mẹ bầu nếu không có điều kiện để thực hiện Triple test vẫn không nên bỏ qua Double Test, và đây là một xét nghiệm khá an toàn đối với thai nhi.

Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn NIPT

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Mẹ bầu nên đi làm xét nghiệm NIPT từ tuần thứ 9 của thai kỳ – Ảnh: valuavitaly – freepik

Phương pháp xét nghiệm NIPT (Non Invasive Prenatal Testing) là kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn, có tính chính xác khá cao. 

Đặc biệt, mẹ bầu có thể làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT từ rất sớm mà không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Đây là phương pháp sàng lọc cực kỳ an toàn và không cần phải chọc ối. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu xét nghiệm của mẹ để phân tích ADN tự do của thai nhi có trong mẫu xét nghiệm đó.

Nhìn chung, kỹ thuật NIPT có thể phát hiện các bất thường liên quan đến 23 cặp nhiễm sắc thể. 

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, vẫn có rất ít cơ sở thực hiện được xét nghiệm này, mẫu máu thường được gửi sang Mỹ để xét nghiệm. Chi phí sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm này rất cao, từ vài triệu đến vài chục triệu/lần xét nghiệm.

Vì vậy, việc kết hợp giữa Double test, Triple test và chọc ối vẫn phù hợp nhất với đại đa số gia đình.

Một số lưu ý khi đi xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về phương pháp sàng lọc trước sinh – Ảnh: valuavitaly – freepik

Mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề gì trước khi đi xét nghiệm sàng lọc? 

Thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn, lựa chọn phương pháp xét nghiệm tiền sản phù hợp nhất. 

Trong trường hợp  thai phụ lớn tuổi, có tiền sử mắc bệnh lý miễn dịch hoặc từng bị sảy thai, thai lưu, thai bất thường,… thì nên thông báo với bác sĩ, để bác sĩ đưa ra biện pháp thực hiện phù hợp, đảm bảo an toàn và kết quả kiểm tra chính xác.

Ngoài ra, nếu trong gia đình có người thân từng bị dị tật bẩm sinh, mắc các hội chứng nghiêm trọng, mẹ bầu càng cần phải thực hiện sàng lọc trước sinh và cũng nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề này. 

Xét nghiệm trước sinh là điều cần thiết để xác định nguy cơ con sinh ra không mắc chứng bệnh di truyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí não. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên để đưa ra lựa chọn xét nghiệm sàng lọc trước sinh phù hợp nhất nhé!

Tìm hiểu những xét nghiệm sàng lọc trước sinh 
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận