Xét nghiệm huyết học nằm trong danh mục những xét nghiệm thường gặp khi khám sức khỏe. Vậy xét nghiệm này có ý nghĩa như thế nào trong việc chẩn đoán bệnh?

Ý nghĩa của xét nghiệm huyết học

Ý nghĩa của xét nghiệm huyết học
Ý nghĩa của xét nghiệm huyết học (Ảnh: PublicDomainPictures – pixabay)

Xét nghiệm huyết học là xét nghiệm thường quy rất quan trọng và hữu ích. Vì nó cung cấp nhiều thông tin để hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. 

Dựa vào kết quả xét nghiệm này, bác sĩ có thể:

  • Đánh giá sức khỏe tổng quát của người bệnh ở thời điểm thăm khám
  • Chẩn đoán nguyên nhân gây ra dấu hiệu bệnh
  • Theo dõi tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh
  • Theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị

Các loại xét nghiệm huyết học

Xét nghiệm huyết học bao gồm các xét nghiệm cụ thể như: 

Xét nghiệm công thức máu toàn phần hay tổng phân tích tế bào máu (CBC – complete blood count)

Các loại xét nghiệm huyết học
Các loại xét nghiệm huyết học (Ảnh: vienhuyethoc – pixabay)

Trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khách hàng thường được yêu cầu xét nghiệm công thức máu toàn phần.

Đây là một trong những loại xét nghiệm máu phổ biến nhất.

Xét nghiệm công thức máu giúp xác định tình trạng sức khỏe chung, để chẩn đoán hoặc theo dõi điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.

Qua kết quả xét nghiệm huyết học này, bác sĩ có thể sàng lọc, phát hiện bệnh về máu, cũng như các rối loạn của cơ thể ảnh hưởng đến tế bào máu, như: thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch. 

Xét nghiệm này là một nhóm các xét nghiệm đánh giá tình trạng tế bào lưu thông trong máu, bao gồm hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC) và tiểu cầu (PLT).

Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm nhiều xét nghiệm đo các chất hóa học hiện diện trong máu, thường được thực hiện trên thành phần huyết tương hoặc huyết thanh của máu. 

Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá chức năng thận và gan, khối lượng và tình trạng cơ, khớp cũng như những cơ quan khác.

Trong xét nghiệm sinh hóa máu, thường được chỉ định là các xét nghiệm đường huyết, chất điện giải, mỡ máu, nồng độ protein máu, chức năng gan và thận.

Một số xét nghiệm này yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

Xem thêm: Máy xét nghiệm huyết học được phân loại như thế nào?

Một vài lưu ý khi tiến hành xét nghiệm huyết học

Khi tiến hành xét nghiệm huyết học, cần lưu ý:

Kỹ thuật garo

Một vài lưu ý khi tiến hành xét nghiệm huyết học
Kết quả xét nghiệm huyết học có chính xác không cũng phụ thuộc vào bước buộc garo (Ảnh: vienhuyethoc – pixabay)

Garo là bước cần thiết, không thể bỏ qua trước khi lấy mẫu máu ở tĩnh mạch để xét nghiệm. 

Theo nghiên cứu cho thấy, chỉ sau một phút buộc garo, nồng độ Hb sẽ tăng khoảng 3% (khoảng 4g/L), và tăng trung bình 7% (khoảng 9g/L) sau 3 phút buộc. 

Nên ngay khi máu chảy vào đốc kim tiêm, cần tháo garo ngay để tránh cho ra kết quả không chính xác, bởi nồng độ Hemoglobin trong máu sẽ tăng lên.

Trộn mẫu ngay sau khi lấy mẫu xét nghiệm

Để tránh xảy ra đông máu, ngay sau khi lấy mẫu máu cần trộn đều với EDTA. 

Nếu trì hoãn việc thực hiện, mẫu máu sẽ nhanh chóng bị đông và không thể cho các chỉ số xét nghiệm huyết học chính xác. 

Chính vì thế, mẫu xét nghiệm đó sẽ không đạt và bị loại bỏ.

Đường truyền tĩnh mạch

Để tránh hiện tượng nồng độ Hb thấp giả tạo do bị pha loãng bởi chất lỏng có trong đường ống hoặc trong khóa, cần loại bỏ hoàn toàn chất lỏng (nếu có) trong đường truyền và các khóa Heparin.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý ghi chép chính xác thông tin mẫu, vị trí lấy mẫu, thời gian và tư thế lấy mẫu. 

Bên cạnh đó, y bác sĩ cũng nên dặn bệnh nhân về việc nhịn ăn, tránh sử dụng chất kích thích và ngưng sử dụng một số loại thuốc có liên quan.

Bài viết của TPH về chủ đề “ý nghĩa của xét nghiệm huyết học trong chẩn đoán sức khỏe” chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ý nghĩa của xét nghiệm huyết học trong chẩn đoán sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *